Phật tích hoang phế theo thời gian - Ảnh: CTV
Đại
Ngoài sự chú ý về bức tượng nói trên, công trình khai quật khu trung tâm Phật viện Đồng Dương của nhà nghiên cứu H. Parmentier cũng cho chúng ta khái quát rõ nét hơn về mô hình xây dựng và diện tích xa xưa của Phật viện. Sự hoành tráng hết sức hùng vĩ của một quần thể kiến trúc điêu khắc như cho ta lạc vào một thế giới nghệ thuật cùng với thiên hướng tâm linh đã được đánh giá là độc đáo vào loại bậc nhất của Chămpa và Đông Nam Á, một nguồn di sản Phật giáo được xem như hết sức quan trọng thuộc vào loại bậc nhất.
Căn cứ vào một tấm bia được tìm thấy ở Đồng Dương, Phật viện này được hình thành do Vua Indravarman II chính thức sáng lập vào năm 875. Đây cũng là khu trung tâm của kinh đô Indrapura một dòng họ, theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là sự thấm đượm tinh thần Phật giáo.
Năm 1069, Thiền sư Thảo Đường cũng được vua Lý Thái Tông đưa về Đại Việt khi ông từ Trung Hoa sang Chămpa học đạo. Sự hiện diện của Sư tổ Trúc Lâm Yên Tử cùng với Tăng sĩ Đại Việt ghé thăm Trung tâm Phật giáo Đồng Dương và thắng cảnh của Vương quốc Chămpa năm 1301 và được ông vua Phật tử tài hoa Jaya Simhavarman III (Chế Mân) tiếp đón một cách nồng hậu, tất cả dường như nói lên tầm vóc quan trọng của Trung tâm Phật viện Đồng Dương như thế nào đối với đạo Phật của các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, Phật viện này hiện nay bị hư hại rất nặng và theo thông tin mới nhất mà Giác Ngộ được biết, UBND tỉnh giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm làm chủ đầu tư để tiến hành trùng tu chống đỡ khẩn cấp hạng mục tháp Sáng của di tích này.
P.Châu
----------
Xem thêm: Tổng quan Phật giáo Quảng Nam