Nét đặc sắc trong lễ Vu lan của Phật tử người Hoa

Lời nguyện cầu trong mùa Vu lan
Lời nguyện cầu trong mùa Vu lan
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chùa Long Hoa (quận 8, TP.HCM) vừa khai đàn cầu siêu cho hơn 2.000 vong linh trong ngày “Xá tội vong nhân”, đây không chỉ là hoạt động thường thấy trong mùa Vu lan mà còn thể hiện nét đặc sắc trong văn hóa của Phật tử người Hoa đối với ngày lễ này.
Một cặp vợ chồng người Hoa trước linh vị người thân của mình tại lễ đàn chùa Long Hoa
Một cặp vợ chồng người Hoa trước linh vị người thân của mình tại lễ đàn chùa Long Hoa

Với nhiều Phật tử người Hoa đang sinh sống tại TP.HCM thì ngày rằm tháng Bảy hay còn gọi là Vu lan, dân gian còn gọi là “Xá tội vong nhân” là ngày lễ lớn. Trong những ngày này, người Hoa sẽ đến chùa để thắp hương, cầu nguyện cho các hương linh người thân của họ sớm được siêu thoát.

Lễ Vu lan của người Hoa ở các chùa TP.HCM không nhất thiết phải tổ chức vào ngày rằm, tùy theo mỗi chùa mà thường diễn ra từ đầu tháng 7 Âm lịch cho đến cuối tháng.

Thượng tọa Thích Huệ Công dâng trầm hương cúng dường Phật
Thượng tọa Thích Huệ Công dâng trầm hương cúng dường Phật

Ông Trần Kiến An, Thư ký ban Đại diện Phật giáo người Hoa tại TP.HCM cho biết, lễ Vu lan của Phật tử người Hoa thường có hai phần chính, thứ nhất là lễ trai đàn cầu siêu cho các vong linh, thứ hai là làm phước bằng cách tổ chức tặng quà cho những người khó khăn trong cuộc sống.

Theo đó, gia đình người Hoa sẽ làm cỗ cúng gia tiên - những người đã khuất, sửa sang lại các mộ phần đã cũ, dựng phướn với các câu như “A-di-đà-Phật” hoặc “Nam mô Tiếp dẫn đạo sư A-di-đà-Phật” để dẫn dắt các linh hồn còn vất vưởng nương về nơi ánh sáng từ bi của Đức Phật, giải thoát mọi khổ đau đang phải gánh chịu.

Chư Tăng tụng kinh cầu siêu cho các hương linh được siêu thoát về nhàn cảnh
Chư Tăng tụng kinh cầu siêu cho các hương linh được siêu thoát về nhàn cảnh

Ngoài ra, Phật tử người Hoa còn đến chùa, lập các hương án với nhiều phẩm lễ để cúng hương linh người thân cũng như "cô hồn" lang thang, vất vưởng, không người hương khói. Lễ vật này là món ăn thông thường như cơm, cháo, bỏng gạo, xôi, đồ chay, chè, bánh đa, hoa quả, gạo muối hay các đồ vật bằng giấy. Sau đó thỉnh chư Tăng lập đàn, tụng kinh hồi hướng cầu siêu, mong các hương linh này sớm được siêu thoát về nhàn cảnh.

Một Phật tử người Hoa đang chăm chú tụng kinh Phật bằng tiếng Hán
Một Phật tử người Hoa đang chăm chú tụng kinh Phật bằng tiếng Hán

Thời gian tổ chức các đàn cầu siêu cũng không cố định, nhiều nơi tổ chức 3 ngày, 5 ngày hoặc 7 ngày, có nơi chỉ tổ chức trong một ngày là hoàn mãn. Tình trạng đốt vàng mã cũng được hạn chế nhằm tránh lãng phí, ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ. Hầu hết các chùa đều dùng số tiền mà Phật tử quyên góp cho việc mua lương thực, thực phẩm tặng cho người nghèo hay phóng sanh, giúp đỡ bệnh nhân…

Tiêu Diện đại sĩ có khuôn mặt đỏ, lửa bốc cháy là vị thần hộ pháp mà nhiều người Hoa tín ngưỡng. Trong những ngày Vu lan, họ cầu mong Ngài tiếp độ cho vong hồn người thân được trở về thọ thực cùng gia quyến
Tiêu Diện đại sĩ có khuôn mặt đỏ, lửa bốc cháy là vị thần hộ pháp mà nhiều người Hoa tín ngưỡng. Trong những ngày Vu lan, họ cầu mong Ngài tiếp độ cho vong hồn người thân được trở về thọ thực cùng gia quyến

“Đa phần Phật tử người Hoa đều không còn mê tín như thời xưa, họ hiểu được ý nghĩa của ngày lễ Vu lan, ngày 'xá tội vong nhân' đó là cầu siêu cho người đã mất, làm các việc thiện để hồi hướng công đức báo đáp cho cha mẹ. Chính vì vậy, tình trạng đốt vàng mã ở đến chùa Long Hoa đã được giảm bớt rất nhiều, người ta chỉ đốt tượng trưng chứ không lạm dụng, tràn lan như trước”, ông An nói thêm.

Sau các trai đàn cầu siêu thì họ tích cực làm phước bằng cách tổ chức tặng quà cho những người khó khăn trong cuộc sống. Tùy vào điều kiện cũng như cái tâm của mình mà đóng góp tiền cho việc mua gạo, nhu yếu phẩm tặng cho người nghèo trong tháng Vu lan. Phước báu của việc làm này họ đều hồi hướng đến cha mẹ, với người đã mất thì cầu nguyện được vãng sanh về cõi lành, nếu như cha mẹ còn sống thì cầu mong được nhiều sức khỏe, an lạc.

Trai đàn cầu siêu tại chùa Long Hoa
Trai đàn cầu siêu tại chùa Long Hoa

Thượng tọa Thích Huệ Công, Trưởng ban Đại diện Phật giáo Người Hoa TP.HCM, Trưởng ban Trị sự Phật giáo quận 8 cho biết mỗi năm, Phật giáo người Hoa tặng hàng nghìn phần quà đến người dân khó khăn trong mùa Vu lan. Sắp tới, chùa Long Hoa dự định tặng hơn 1.000 phần quà đến bà con nghèo trên địa bàn. Điều này không chỉ hỗ trợ bà con cải thiện cuộc sống mà còn tạo điều kiện để Phật tử phát tâm gieo duyên, làm nhiều điều phước lành để hồi hướng cho cha mẹ”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày