Ngắm chánh điện tổ đình Từ Hiếu (cố đô Huế) trước và sau trùng tu

Ảnh: Quảng Điền/BGN
Ảnh: Quảng Điền/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chánh điện tổ đình Từ Hiếu (tọa lạc tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế) sau gần 2 năm trùng tu đã hoàn thiện, các sinh hoạt thiền môn đã được bình thường trở lại nơi ngôi chánh điện, chuẩn bị đón Tết cổ truyền Tân Sửu 2021.

Từ Hiếu là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng, được biết tới với nhiều sự kiện lịch sử, các giai thoại ở cố đô Huế, và là nơi xuất gia cũng như chốn trở về của thiền sư Thích Nhất Hạnh sau thời gian nửa thế kỷ hành đạo ở nước ngoài.

Chùa nằm trên níu Dương Xuân thuộc phường Thủy Xuân, thành phố Huế, cách kinh thành 5 km về phía Tây Nam, hướng Đông Nam, lấy núi Ngự Bình làm tiền án.

Từ Hiếu được khai sơn năm 1843, lúc đầu chỉ là một thảo am nhỏ có tên “An Dưỡng” do ngài Tánh Thiên Nhất Định kiến tạo để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già khi ngài đã 60 tuổi.

Năm 1848, Hòa thượng Hải Thiệu Cương Kỷ xây dựng quy mô lớn với sự yểm trợ của triều đình và các vị thái giám trong cung Giám viện. Sau đó, vua Tự Đức ban bức hoành “Sắc tứ Từ Hiếu tự”, nhằm ca ngợi lòng chí hiếu của Tổ sư Tánh Thiên Nhất Định.

Trải qua thời gian vào các năm 1931, 1962, 1971, chùa được các đời trú trì trùng tu, định hình ngôi danh lam xứ Huế trong lòng người dân ở kinh đô cũng như du khách thập phương.

Qua thời gian, chánh điện đã xuống cấp. Vào đầu tháng 3-2019, chư Tăng môn phái đã đặt đá và sau đó cho hạ giải trùng tu mới ngôi chánh điện.

Chùa được trùng tu trên nền cũ và giữ nguyên diện tích, tất cả các họa tiết trang trí điều được sao chép dựa trên kiến trúc cũ.

Mời quý vị cùng ngắm lại những hình ảnh về ngôi chánh điện và các chi tiết trang trí trong kiến trúc ở ngôi danh lam này trước và sau trùng tu, ảnh do PV Báo Giác Ngộ thực hiện trước thềm xuân Tân Sửu 2021.

Hình ảnh trước khi trùng tu:

Tam quan chùa

Tam quan chùa

Chùa Huế thường nép mình, hài hòa trong thiên nhiên

Chùa Huế thường nép mình, hài hòa trong thiên nhiên

Chánh điện được xây dựng theo kiểu nhà trùng thiềm của cung điện kết cấu kiến trúc nhà rường

Chánh điện được xây dựng theo kiểu nhà trùng thiềm của cung điện kết cấu kiến trúc nhà rường

Long chầu trên mái

Long chầu trên mái

Đỉnh nóc tràn trí lưỡng long chầu pháp luân

Đỉnh nóc tràn trí lưỡng long chầu pháp luân

Long chầu pháp luân

Long chầu pháp luân

Bộ mái mỏng kiểu trùng thiềm lợp ngói liệt, dãi ô hộc trang trí sự tích Đức Phật đản sanh, xuất thành tầm đạo và chứng đạo dưới cội bồ đề (nhiều mảnh sảnh đã rời, bong rơi)

Bộ mái mỏng kiểu trùng thiềm lợp ngói liệt, dãi ô hộc trang trí sự tích Đức Phật đản sanh, xuất thành tầm đạo và chứng đạo dưới cội bồ đề (nhiều mảnh sảnh đã rời, bong rơi)

Họa tiết trang trí

Họa tiết trang trí

Hình ảnh sau khi trùng tu:

Tam quan nhìn từ trong ra

Tam quan nhìn từ trong ra

Nhìn bên ngoài vào

Nhìn bên ngoài vào

Ẩn mình trong thiên nhiên

Ẩn mình trong thiên nhiên

Diện mạo chánh điện sau khi trùng tu

Diện mạo chánh điện sau khi trùng tu

Nhà bia trước chánh điện

Nhà bia trước chánh điện

Thờ tự nội điện được giữ nguyên hệ thống bàn thờ và tượng tao cảm giác gần gũi

Thờ tự nội điện được giữ nguyên hệ thống bàn thờ và tượng tao cảm giác gần gũi

Mái chùa được lợp bằng ngói liệt truyền thống Huế bắt đầu nhuốm màu rêu phong

Mái chùa được lợp bằng ngói liệt truyền thống Huế bắt đầu nhuốm màu rêu phong

Mặt phía sau hậu tổ chùa

Mặt phía sau hậu tổ chùa

Thượng tọa Thích Từ Đạo cho biết: Tất cả các hoa văn trang trí điều dựa trên nguyên bản.

Thượng tọa Thích Từ Đạo cho biết: Tất cả các hoa văn trang trí điều dựa trên nguyên bản.

Trước khi hạ giải, chùa cho chụp ảnh lại toàn bộ các họa tiết làm tư liệu trùng tu

Trước khi hạ giải, chùa cho chụp ảnh lại toàn bộ các họa tiết làm tư liệu trùng tu

Các mảng sành sứ đều được dùng bằng sành sứ cũ nên họa tiết rất sống động, không bị lệch màu

Các mảng sành sứ đều được dùng bằng sành sứ cũ nên họa tiết rất sống động, không bị lệch màu

Họa tiết hoa lá, chữ được khảm sành tinh xảo dựa theo hình ảnh của họa tiết cũ

Họa tiết hoa lá, chữ được khảm sành tinh xảo dựa theo hình ảnh của họa tiết cũ

Mọi việc được chăm sóc kỹ lưỡng

Mọi việc được chăm sóc kỹ lưỡng

Bức hoành “Sắc tứ Từ Hiếu tự” được tái tạo thời Bảo Đại từ bức hoành thời Tự Đức nguyên niên đặt giữa chánh điện

Bức hoành “Sắc tứ Từ Hiếu tự” được tái tạo thời Bảo Đại từ bức hoành thời Tự Đức nguyên niên đặt giữa chánh điện

Nét chữ lối thảo hành của Hòa thượng Thanh Quý Chơn Thiệt được chụp nguyên bản và khắc lại trên bản gỗ, gắn vị trí cũ trong chánh điện

Nét chữ lối thảo hành của Hòa thượng Thanh Quý Chơn Thiệt được chụp nguyên bản và khắc lại trên bản gỗ, gắn vị trí cũ trong chánh điện

Các họa tiết phong cảnh được nghệ nhân thực hiện tỷ mỉ

Các họa tiết phong cảnh được nghệ nhân thực hiện tỷ mỉ

Bức khảm sành Phật thành đạo

Bức khảm sành Phật thành đạo

Khảm sành Thái tử xuất gia tầm đạo

Khảm sành Thái tử xuất gia tầm đạo

Long chầu
Long chầu
Khảm sành sứ mềm mại
Khảm sành sứ mềm mại
Mặt nhật trên nóc nhà hậu tổ được sao lại nguyên bản

Mặt nhật trên nóc nhà hậu tổ được sao lại nguyên bản

Hai bức Long mã tải hà đồ được giữ lại và gắn vào vị trí ban đầu

Hai bức Long mã tải hà đồ được giữ lại và gắn vào vị trí ban đầu

Sau khi trùng tu chùa vẫn giữ được nét cổ kính, không mất đi lối kiến trúc truyền thống
Sau khi trùng tu chùa vẫn giữ được nét cổ kính, không mất đi lối kiến trúc truyền thống

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày