Chư tôn đức và đại diện địa phương dâng hương cầu nguyện |
Theo Đại đức Thích Tuệ Minh, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Nghệ An, lễ hội truyền thống nơi đây chính là cách thể hiện lòng tri ân đến các chư Phật, các bậc tiên hiền, tiền nhân khai cơ lập nghiệp trên mảnh đất này. Đồng thời tạo cơ hội giao lưu, gặp gỡ qua các trò cho dân gian mang tính nhân văn như: kéo co, bóng chuyền, cơ người, đấu vật… tạo khí thế mong một năm mới tràn đầy hạnh phúc.
Tại tỉnh Nghệ An hiện nay, đây là nơi duy nhất còn tồn tại mô hình đền - chùa trong cùng một khuôn viên, tạo thành quần thể tâm linh tín ngưỡng tôn giáo độc đáo một cách hài hòa của xứ Nghệ.
Đại đức Thích Tuệ Minh phát biểu tại buổi lễ |
Tương truyền, Gám là tên của làng Chân Cảm xưa (gồm Tăng Thành và Xuân Thành nay); đền Gám có tên chữ Chân Cảm Từ, dân gian gọi là đền Cả, vì là ngôi đền lớn nhất vùng Kẻ Gám trước đây (chữ Cả là lớn nhất).
Chí Linh là tên chữ của chùa. Theo cổ sử còn lưu thì chùa có từ thời tiền Lý, lúc đó chỉ là am tranh nhỏ; đến thời Trần mới bắt đầu được mở rộng. Thế kỷ XVI có bà quận chúa Trịnh Ngọc Dong (Dung), vợ lại quận công Phan Công Tích đã phát tâm công đức tu sửa đền chùa. Từ đó, nơi đây trở thành thắng địa tâm linh rộng lớn trong vùng.
Hoa đăng cầu nguyện quốc thái dân an |
Trải qua thời gian, cuối năm 2011, khi Nghệ An chính thức phục hồi Phật giáo thì chùa cũng chính thức có sư trụ trì. Từ đây, công cuộc tu tạo được bắt đầu có quy hoạch cụ thể để tạo diện mạo mới cho đền - chùa như hôm nay.