Nguồn tư liệu sinh động tiếp cận lịch sử Phật giáo năm 1963

Đức Pháp chủ GHPGVN và ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí xem lại những bức ảnh báo chí phản ánh trung thực sự kiện Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, trưng bày tại triển lãm.
Đức Pháp chủ GHPGVN và ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí xem lại những bức ảnh báo chí phản ánh trung thực sự kiện Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, trưng bày tại triển lãm.
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tưởng niệm 60 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và cuộc tranh đấu bất bạo động phản đối chính sách kỳ thị tôn giáo tại miền Nam Việt Nam năm 1963, Báo Giác Ngộ đã chủ trương tổ chức triển lãm tư liệu báo chí chủ đề "Kết nên một đài sen", với 100 hiện vật là các ấn phẩm nguyên bản, ảnh bản.

Triển lãm khai mạc trong 1 tuần từ 30-5 đến 7-6-2023 tại trụ sở tòa soạn Báo Giác Ngộ, sau đó trích một phần giới thiệu tại Việt Nam Quốc Tự nhân Đại lễ tưởng niệm 60 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân; và triển lãm ở giảng đường Minh Châu - cơ sở II Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM theo đề nghị từ Ban Tổ chức Hội thảo về lịch sử Phật giáo năm 1963. Sau đây là lời phát biểu của Thượng tọa Thích Tâm Hải, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ, về triển lãm này.

Không gian triển lãm tư liệu báo chí chủ đề "Kết nên một đài sen" ở giảng đường Minh Châu thuộc cơ sở II Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM

Không gian triển lãm tư liệu báo chí chủ đề "Kết nên một đài sen" ở giảng đường Minh Châu thuộc cơ sở II Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM

*

Lịch sử không chỉ là những biến cố đã qua, là quá khứ cần khép lại, mà là cơ sở cho nhận thức về hiện tại và căn cứ để dự báo tương lai.

Không hiểu biết về lịch sử của dân tộc và Phật giáo thì chúng ta sẽ bơ vơ, lạc loài ngay trên quê hương của chính mình; sẽ rất dễ ngộ nhận các hệ giá trị và làm đứt gãy truyền thống mà lẽ ra chúng ta phải tiếp nối và phát huy.

Với chức năng đặc thù, được xem là ‘người thư ký của thời đại’, báo chí ghi nhận diễn tiến của các sự kiện một cách sinh động, nếu không nói là sinh động nhất, do đó, là nguồn tiếp cận để nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, những biến cố đã xảy ra trong quá khứ.

Cùng nhìn lại mốc thời gian đặc biệt của Phật giáo và dân tộc năm 1963 qua báo chí, nguồn tư liệu có tính đồng đại với diễn tiến lịch sử 60 năm về trước tại miền Nam Việt Nam

Cùng nhìn lại mốc thời gian đặc biệt của Phật giáo và dân tộc năm 1963 qua báo chí, nguồn tư liệu có tính đồng đại với diễn tiến lịch sử 60 năm về trước tại miền Nam Việt Nam

Là nguồn tư liệu có tính đồng đại, báo chí nói chung và báo chí Phật giáo nói riêng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam hiện đại, trong đó có các sự kiện, mốc thời gian đặc biệt: Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và phong trào đấu tranh bất bạo động của Phật giáo phản đối chính sách kỳ thị tôn giáo tại miền Nam Việt Nam năm 1963; nói như Giáo sư Cao Huy Thuần, đó là“một mốc thời gian trong đó máu và nước mắt của Phật tử chan hòa và tiếp nối máu và nước mắt oai hùng của cả một dân tộc đã đổ ra trong một thế kỷ để giành độc lập toàn vẹn cho đất nước”; “không có 1963, chắc chắn không có Phật giáo ngày nay, chắc chắn lịch sử chiến tranh sẽ khác” (Tưởng niệm ngọn đuốc 1963, Báo Giác Ngộ số 1202).

Các ấn phẩm báo chí nguyên bản về Phật giáo năm 1963 và sự kiện Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân tại triển lãm "Kết nên một đài sen"

Các ấn phẩm báo chí nguyên bản về Phật giáo năm 1963 và sự kiện Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân tại triển lãm "Kết nên một đài sen"

Trong không gian này, theo đề nghị gấp rút của Ban Tổ chức Hội thảo, Báo Giác Ngộ chúng tôi trưng bày một số ấn phẩm nguyên bản ra đời năm 1963 và gần với mốc thời gian đặc biệt này, năm 1964, cùng các ảnh bản báo chí liên quan trực tiếp tới sự kiện Bồ-tát Thích Quảng Đức và công cuộc đấu tranh bảo tồn Chánh pháp của Phật giáo Việt Nam 60 năm trước.

Để hiểu quá khứ, nhận thức về lịch sử, chúng ta không thể dùng trí tưởng tượng; phương thức sáng tạo của các loại hình nghệ thuật cũng không phù hợp cho sự tiếp cận các biến cố đã xảy ra, mà cần những cơ sở, trong đó có hình ảnh cụ thể và thông tin tường thuật với các nguyên tắc khách quan, khắc khe của báo chí, sẽ là một trong những hướng giúp các thế hệ sau tiếp cận với sự thật lịch sử, như nó đã là, một cách tốt nhất.

Đức Pháp chủ GHPGVN chia sẻ với ông Lê Minh Trí, Ủy viên T.Ư Đảng, Viện trưởng Viện Kiếm sát Nhân dân Tối cao về những bức ảnh báo chí của Malcolm Browne tại triển lãm - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Đức Pháp chủ GHPGVN chia sẻ với ông Lê Minh Trí, Ủy viên T.Ư Đảng, Viện trưởng Viện Kiếm sát Nhân dân Tối cao về những bức ảnh báo chí của Malcolm Browne tại triển lãm - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Chúng tôi xin nêu một ví dụ: Loạt ảnh báo chí của phóng viên hãng thông tấn AP tại Việt Nam Malcolm Browne ngày 20-4-Quý Mão (11-6-1963) được giới thiệu một phần tại đây, là sự phản ánh trung thực, có giá trị vượt thời gian mà không một hình thái diễn đạt nào có thể thay thế, cũng không một ác ý nào có thể xuyên tạc sự thật Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân trước loạt ảnh báo chí này.

Đức Pháp chủ GHPGVN xúc động trước những bức ảnh, tư liệu báo chí phản ánh trung thực và sinh động về tiến tiến của giai thời gian đặc biệt của Phật giáo năm 1963

Đức Pháp chủ GHPGVN xúc động trước những bức ảnh, tư liệu báo chí phản ánh trung thực và sinh động về tiến tiến của giai thời gian đặc biệt của Phật giáo năm 1963

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Tổ chức đã tạo cơ hội để Báo Giác Ngộ góp phần khiêm tốn vào công việc chung. Chân thành cảm ơn Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM và Thư viện Huệ Quang đã đồng hành cùng Báo Giác Ngộ trong công việc ý nghĩa tưởng niệm 60 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân.

(Về triển lãm Tư liệu báo chí Phật giáo 1963 “Kết nên một đài sen, tại Học viện Phật giáo VN - TP.HCM 17 giờ ngày 11-6-2023)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày