Nhìn lại mình

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Cuộc sống luôn luôn chuyển động về phía trước. Sài Gòn - TP.HCM đang thực hiện những ngày giãn cách để phòng chống dịch bệnh. Thời gian này, chúng ta có thể sống chậm lại, nhìn lại mình, trưởng dưỡng tình yêu thương cuộc sống.

Dịch Covid-19 bùng phát, nhà chức trách yêu cầu phải thực hiện giãn cách xã hội: dừng các lễ hội, công viên, quán xá… đã khiến nhiều người rơi vào trạng thái stress vì cảm thấy hụt hẫng, trống vắng, thiếu thốn sinh khí. Đó đây là tiếng thở than: dịch bệnh khiến cuộc sống buồn tẻ, chán ngắt chẳng thể làm được gì, chẳng thể đi đâu…

Thật ra, do thế giới vật chất phát triển liên tục khiến nhiều người bị khập khễnh trên đôi chân của chính mình: Sáng vội vã đi làm; Tối đi ăn, chơi với bạn bè, đối tác; Khuya về đến nhà lăn ra ngủ say. Chúng ta không có chút thời gian để tĩnh lặng, để thân tâm được ngơi nghỉ, tiếp nạp nguồn năng lượng an lành.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nay phải ở yên một chỗ, hạn chế đi lung tung… nên ít nhiều cảm thấy thân bị tù túng, tâm bị trống vắng… vì chưa thích ứng với hoàn cảnh. Nhưng nếu mỗi ngày, chúng ta dành chút thời gian ngồi yên quán sát hơi thở, cảm nhận được sự sống xung quanh thì bạn đang là một trong những người hạnh phúc.

Bởi hơi thở là mạng sống, một hơi thở ra không trở lại, một hơi thở vào không kịp thở ra, thì cũng đủ để tiễn nhau qua đời khác. Vì vậy, khi bạn biết tận dụng thời gian giãn cách để thực tập sống tỉnh thức, cảm nhận trọn ý nghĩa cuộc sống qua từng thời thở nhiệm mầu:

“Thở vào tâm tĩnh lặng.

Thở ra miệng mỉm cười.

Thân và tâm an lạc.

Giây phút đẹp tuyệt vời”

(Thiền sư Nhất Hạnh)

... sẽ giúp bản thân biết trân quý cuộc sống và sống có ý nghĩa.

Những ngày giãn cách, ở nhà làm việc trực tuyến với đồng nghiệp, đối tác… tôi thường dành khoảng thời gian buổi sáng để tĩnh tọa, quan sát hơi thở, thưởng thức một bình trà, hoặc đơn giản chỉ là một ly nước ấm để thầm cảm ơn sự sống nhiệm mầu đang hiện diện trong thân tâm.

Buổi tối trước khi đi ngủ, tôi dành chút thời gian để cảm ơn tất cả mọi nhân duyên (dù tốt hay chưa tốt) đã giúp bản thân trưởng thành trong nhận thức, chín chắn trong hành động, quý trọng từng phút giây hiện tại khi hơi thở vẫn vào - ra đều đặn.

Cô đồng nghiệp nhắn tin khoe về chuyện hạt đậu đỏ. Cô ấy gieo ba hạt đậu vào bã trà túi lọc, mỗi ngày tưới chút nước, sau vài ngày, hạt đã lên mầm; sau một tuần, mầm đã lên cây… Cô ấy cảm nhận được một điều đơn giản: cuộc sống muôn màu luôn hướng về phía trước, những khó khăn trong cuộc sống ví như những thử thách của hạt đậu phải đâm thủng vỏ, vượt khỏi bã trà, vươn mình đón nắng và gió.

Một đồng nghiệp khác chia sẻ cảm nhận bình yên khi học được nhiều bí quyết để vượt lên chính mình, khi đọc được Lời Kinh ngắn trong quyển sách Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền: "Cuộc đời xưa nay vẫn vậy, nên nó có mặn chát hay không là phụ thuộc vào sự rộng hẹp trong lòng của mỗi người…".

Mùa giãn cách, mùa ở nhà đặc biệt trong năm, khoảng thời gian cần được tận dụng tốt để hoàn thiện chính mình. Để thoát khỏi trống vắng, bơ vơ… Mùa giãn cách, hãy nhìn lại mình để hoàn thiện bản thân, để cảm nhận được sự an lạc ngay trong hơi thở của chính mình.

Bài viết về Sài Gòn mùa giãn cách của bạn xin gửi về email onlinegiacngo@gmail.com, toasoan@giacngo.vn, sẽ được chọn đăng trên Giác Ngộ Online và báo in Giác Ngộ (Chủ đề xin ghi: Sài Gòn mùa giãn cách).

Tòa soạn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hơn 100 em thanh thiếu niên tham gia khóa tu "Tuổi trẻ" lần thứ I tại chùa Long Phước

Chùa Long Phước (TP.Bạc Liêu) khai mạc khóa tu Tuổi trẻ lần thứ I

GNO - Sáng 15-12, chùa Long Phước (P.5, TP.Bạc Liêu) tổ chức khai mạc khóa tu Tuổi trẻ lần thứ I với sự chứng minh của Thượng tọa Thích Giác Nghi, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh, trụ trì chùa Long Phước; chư tôn đức giáo thọ sư, Phật tử và hơn 100 thanh thiếu niên tham dự khóa tu.

Thông tin hàng ngày