Những biến đổi của cơ thể khi bị mệt mỏi mạn tính

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
GN - Hội chứng mệt mỏi mạn tính được đặc trưng bởi sự mệt mỏi với thời gian kéo dài hơn 6 tháng và kết hợp với các triệu chứng liên quan khác.

Theo sau đó là tình trạng suy nhược và người bệnh cảm giác không hồi phục sau một đêm ngủ dậy. Tình trạng mệt mỏi dần dần trở nên trầm trọng khiến các hoạt động hàng ngày phải giảm hơn một nửa.

Thế nào là mệt mỏi mạn tính?

Hội chứng mệt mỏi mạn tính là một căn bệnh ảnh hưởng đến khoảng hai triệu người Mỹ. Y tế Công cộng Hoa Kỳ lần đầu đã mô tả hội chứng này vào năm 1934. Hội chứng mệt mỏi mạn tính, còn được gọi là viêm cơ tủy xương, là một bệnh ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan phức tạp thường được đặc trưng bởi mệt mỏi nghiêm trọng, rối loạn chức năng nhận thức, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn chức năng tự chủ cũng như tình trạng khó chịu sau gắng sức, làm suy giảm nghiêm trọng các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Với căn nguyên chưa rõ của nó, các giả thuyết khác nhau đã được xem xét để giải thích nguồn gốc của tình trạng này (từ rối loạn miễn dịch đến sự hiện diện của các stress tạo ra các gốc oxy hóa). Cho đến nay, không có xét nghiệm chẩn đoán kết luận nên để khẳng định một người bị mệt mỏi mạn tính, các bác sĩ vẫn chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng. Chẩn đoán còn được thiết lập thông qua việc loại trừ các bệnh khác gây ra mệt mỏi.

Hội chứng này hiếm gặp ở thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Hiện tại, không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho những bệnh nhân mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính. Điều trị hội chứng này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều phương thức can thiệp khác nhau, theo đó bệnh nhân cần sự giúp đỡ của nhiều chuyên khoa y tế, giáo dục, vệ sinh xã hội và tâm lý.

Những biến đổi của cơ thể khi bị mệt mỏi mạn tính

- Hệ thống miễn dịch suy yếu

Giả thuyết cho rằng trong hệ thần kinh có sự biến đổi khi bị mệt mỏi mạn tính. Biểu hiện thông qua các phản ứng bất lợi của cơ thể đối với các tác nhân vi khuẩn, vi-rút thường gặp. Cơ thể bị rối loạn kích hoạt phản ứng tự miễn và nội tiết thần kinh chống lại chính các tế bào thần kinh của cơ thể. Khi bị mệt mỏi mạn tính, cơ thể bạn xuất hiện tình trạng viêm đang diễn ra, điều này cũng giải thích một số triệu chứng khó chịu, uể oải kiểu giống bạn bị cảm cúm.

Điều tệ hại hơn nữa là hệ thống “phòng thủ” của cơ thể như hệ thống bạch cầu, các tế bào miễn dịch cũng bị suy yếu và hoạt động không bình thường. Số lượng và sự phân bố “đội quân” miễn dịch thấp hơn một cách đáng kể. Từ đó khiến sức đề kháng của bạn bị suy giảm, các mầm bệnh từ bên ngoài dễ tấn công cơ thể hơn.

- Tăng các stress oxy hóa

Bệnh nhân hội chứng mệt mỏi mạn tính có sự gia tăng đáng kể stress oxy hóa. Stress oxy hóa sinh ra các gốc tự do có hoạt tính oxy hóa cao. Stress oxy hóa và các gốc tự do đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh. Đồng thời, khi cơ thể mệt mỏi cũng làm giảm lượng glutathione- chất chống oxy hóa có tác dụng có lợi cho cơ thể. Tiến trình này làm tăng nguy cơ lão hóa của cơ thể do làm tăng các gốc tự do gây nguy hại cho các cơ quan.

- Những biến đổi trong hệ thống thần kinh trung ương

Hội chứng mệt mỏi mạn tính sẽ sinh ra các kháng thể chống lại một số chất dẫn truyền thần kinh và tế bào thần kinh cơ thể. Nôm na là chính quân mình tự đánh mình. Điều này dẫn đến những rối loạn trong phản ứng của chất dẫn truyền thần kinh, gây rối loạn các cơ chế điều hòa tự động của cơ thể, gây rối loạn giấc ngủ và nhận thức tư duy của người bệnh.

Người bệnh mệt mỏi mạn tính có khả năng chịu đau kém hơn, dễ cáu gắt hơn, khó làm chủ cảm xúc. Giả thuyết cho rằng có một phản ứng quá mức đối với các kích thích đau đớn do những thay đổi về hóa học và cấu trúc ở hệ thần kinh trung ương. Phản ứng phóng đại này dẫn đến sự hình thành các tế bào thần kinh nhạy cảm để giữ cho kích thích tiếp tục duy trì lâu hơn bình thường.

- Hệ thống nội tiết bị rối loạn

Uể oải, cảm giác thiếu sinh lực là một triệu chứng chính ở những bệnh nhân mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Điều này là do dư thừa serotonin cũng như các chất chuyển hóa của nó trong hệ thần kinh trung ương. Dư thừa serotonin dẫn đến kìm hãm điện thế động của tế bào và do đó làm giảm vận động thể chất ở người bệnh. Việc giảm vận động thể chất lại kéo theo vòng lẩn quẩn của các triệu chứng mệt mỏi ở những bệnh nhân này.

Người ta cũng nhận thấy nồng độ cortisol thấp ở những bệnh nhân mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Cortisol là hormone điều hòa nhiều chức năng nội tiết quan trọng và có lợi cho cơ thể, nó cũng là hormone chống stress rất tốt.

Đã hơn 80 năm kể từ khi mệt mỏi mạn tính lần đầu tiên được ghi nhận trong tài liệu y văn Hoa Kỳ. Tỷ lệ người dân bị hội chứng mệt mỏi mạn tính có khuynh hướng ngày càng tăng trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn chưa được mọi người quan tâm đúng mức và không có cách điều trị cụ thể. Rèn luyện cho thân thể được khỏe mạnh, giữ gìn cho tâm trí được bình an có lẽ là liều vắc-xin duy nhất để phòng bệnh.

Mặc dù nhiều người bị mệt mỏi mạn tính vẫn tiếp tục làm việc bất chấp bệnh tật của họ vì lý do kinh tế và uy tín xã hội. Vấn đề này làm giảm năng suất lao động hàng năm trên toàn cầu khoảng 6.900 triệu euro, hay 15.200 euro cho mỗi bệnh nhân. Những con số có thể nói lên những thiệt hại về vật chất, nhưng tổn thương về tinh thần thì khó mà lường hết được.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Lệ Trang chủ trì, phát biểu tại buổi họp mở rộng - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sẽ không nhận hoa, phẩm vật chúc mừng tại các hội nghị sắp tới

GNO - Đó là thông báo của Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trong buổi họp mở rộng của Ban Thường trực Ban Trị sự TP với các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự TP.Thủ Đức, 21 quận huyện nhằm triển khai các hoạt động Phật sự cuối năm Giáp Thìn, vào sáng nay, 14-12, tại Việt Nam Quốc Tự.
Tìm người thân

Tìm người thân

Cháu Minh Đạo đã đi khỏi nhà và không có liên lạc với gia đình trong hơn 3 ngày qua. Vì những biểu hiện tâm lý có phần chuyển biến không tích cực, nên phải thường xuyên theo dõi trị liệu. Gia đình chúng tôi mong được sự giúp đỡ của chư tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử tại các tự viện...

Thông tin hàng ngày