Sài Gòn mùa giãn cách: Người trở về, còn lòng tôi hướng về...

Sài Gòn những ngày giãn cách - Ảnh: Ngô Trần Hải An
Sài Gòn những ngày giãn cách - Ảnh: Ngô Trần Hải An
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sài Gòn miền đất hứa với những người dân quê như tôi. Sài Gòn mở lòng bao bọc những phận người nhỏ bé. Ai đã từng đến và đi đều biết ơn mảnh đất này.

Khi Sài Gòn bị bệnh, người lựa chọn trở về, còn tôi ở lại. Chính sách thắt lưng buộc bụng, như bản chất nguyên sơ của người xứ Nghệ, tôi muốn nán lại Sài Gòn vì niềm tin ngày mai tươi đẹp, tôi sẽ tiếp tục sự nghiệp trồng người của mình.

Suốt ngày dài lại đến đêm thâu, tôi miệt mài với thế giới của sách, của cộng đồng mạng để tích lũy kiến thức, nắm bắt thông tin và chia sẽ những điều tốt đẹp. Tôi nhỏ bé, không thể góp những lớn lao cho công cuộc chống dịch ngoài kia, cho nên chỉ có thể làm được những điều bình thường, hi vọng truyền được năng lượng tích cực với những người xung quanh.

Tôi dành thời gian trả lời những tin nhắn trên nhóm gia đình, thông báo cho mọi người ở quê rằng mình vẫn ổn, rồi trò chuyện cùng học trò, bạn bè để giải tỏa những căng thẳng không đáng có và loại trừ những bi cảm trong tâm hồn.

Buổi tối, tôi dành thời gian để nghe những bài pháp thoại của Phật giáo. Lúc này ai cũng cần có một tín ngưỡng để làm điểm tựa cho tâm hồn mình. Tôi đã chọn giáo lý nhà Phật và thấy lòng mình thuần giãn. Những lúc tuyệt vọng nghe những lời giảng chân lý lại chạm gần hơn với hy vọng. Tôi “kích” nguồn sống của mình lên mỗi ngày và thấy vững tin hơn.

Đại dịch xảy đến, tôi nghĩ rằng, mỗi người chúng ta có nhiều những bài học lớn. Bài học về sự vun tém, tích trữ để phòng thân. Bài học về sự hy sinh, trải lòng, sẻ chia. Bài học về sự vô thường. Và rất nhiều những bài học về nhân sinh...

Ai sống trên đời mà không trải nghiệm đắng cay, mỗi đoạn đời nghiệm lại ta lại thấy mình trưởng thành hơn. Khi dịch bệnh đã được kiểm soát, chúng ta bước vào cuộc sống bình thường mới, bạn sẽ hoạch định chiến lược nào cho bản thân? Hãy tự vạch đường vẽ lối cho mình, vì cuộc sống đang tiếp diễn, đừng suy diễn nó là ngõ cụt đường cùng. Bản thân mình, tôi mong sớm ngày sẽ lại đến trường, để kết nối những tri thức với các em học trò nhỏ thân thương.

Từ Sài Gòn, tôi gửi về quê hương Nam Đàn tình yêu và sự thấu hiểu, cảm ơn mảnh đất cằn cỗi đã nuôi tôi khôn lớn. Từ Sài gòn, trước cửa sổ phòng X trong ngõ hẻm ở Bình Trị Đông, Bình Tân tôi muốn nói rằng: “Tôi yêu Sài Gòn như cách tôi yêu quê cha đất mẹ”.

Sài Gòn mau khỏe lại nhé. Thương!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày