Số người theo Phật giáo còn 4,6 triệu, đứng thứ hai ở Việt Nam

Tín đồ Phật giáo tại VN đang tăng hay giảm?
Tín đồ Phật giáo tại VN đang tăng hay giảm?
GNO - Đó là thông tin mới nhất được Cục Thống kê Việt Nam phổ biến trong “Thông cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019”, phát hành hôm 19-12-2019 trên trang nhà của cơ quan tham mưu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, thuộc Chính phủ.

(Xem toàn văn thông cáo báo chí tại đây)

Tại điểm (7), nguyên văn của thông cáo báo chí này cho biết: “Đến thời điểm Tổng điều tra năm 2019, có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng số có 13,2 triệu người theo tôn giáo, chiếm 13,7% tổng dân số cả nước. Trong đó, số người theo “Công giáo” là đông nhất với 5,9 triệu người, chiếm 44,6% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 6,1% tổng dân số cả nước. Tiếp đến là số người theo “Phật giáo” với 4,6 triệu người, chiếm 35,0% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 4,8% dân số cả nước. Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ”.

Như vậy, so sánh với kết quả tổng điều tra dân số 10 năm trước, số lượng tín đồ Phật giáo (hay số người theo Phật giáo) tiếp tục giảm trong công bố của cơ quan chuyên trách nhà nước. Công giáo được cho là có số lượng tín đồ đông nhất, Phật giáo đứng thứ hai.

Ở một nhận định khác liên quan tới số lượng tín đồ Phật giáo, một bài viết trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước cho biết: “Số lượng tín đồ Phật giáo được thống kê vào năm 1999 là 7,1 triệu người. Sau 10 năm, số lượng tín đồ Phật giáo thống kê được giảm xuống còn 6,8 triệu người (Tổng cục Thống kê năm 2010). Như vậy, sau 10 năm (1999 đến 2009), trong khi dân số Việt Nam đã tăng lên 9,47 triệu người thì số lượng tín đồ Phật giáo lại giảm đi 300.000 người. Dường như sự sụt giảm của số liệu thống kê chính thức này lại đi ngược lại với những gì Giáo hội Phật giáo Việt Nam ghi nhận được về sự phát triển các hoạt động của Phật giáo”. (xem tại đây)

Trong khi đó, như Báo Giác Ngộ đã từng đề cập, trong lúc đó, ở một số phát biểu chính thức và không chính thức cho rằng, tín đồ Phật giáo Việt Nam ở vào khoảng 45-50 triệu người. Một số người lạc quan hơn thì cho rằng gần 80% dân số Việt Nam có tín ngưỡng Phật giáo…

Ngay trong website chính thức của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo là Ban Tôn giáo Chính phủ, con số ấy dường như cũng được định lượng theo cảm tính của mỗi người.

Xin nêu vài ví dụ: bà Minh Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Phật giáo trong bài “Đôi nét về đạo Phật và Giáo hội Phật giáo Việt Nam” ước tính “trên 10.000.000 tín đồ (Phật giáo) được phân bố trên phạm vi toàn quốc”. Cũng tác giả Minh Nga, trong bài “Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc”, đã xác định có khoảng 10.000.000 tín đồ đã quy y, chưa kể đến hàng chục triệu người có tình cảm, tín ngưỡng Phật giáo; ông Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo trong bài viết “Vì sao Phật giáo “đứng vững” trong tâm linh của đông đảo người dân”, cho rằng Phật giáo “có trên 10 triệu tín đồ”…

Khi Báo Giác Ngộ dẫn lại thông tin về con số thống kê (6.802.318 tín đồ Phật giáo) được Cục Thống kê công bố trong nhiều tài liệu có thẩm quyền, kể cả ấn phẩm xuất bản chính thức, nhiều ý kiến đã phản ứng gay gắt từ chư Tăng Ni, cho rằng vì tâm lý ngại khai yếu tố tôn giáo nên đưa đến tình trạng như vậy. Nhưng sau 10 năm, nếu theo cách lý giải này thì tâm lý ấy càng trở nên nặng nề, thể hiện qua số lượng ‘người theo “Phật giáo”’ giảm hơn 2 triệu người!

Thông cáo cũng cho biết tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 người, là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và thứ 15 trên thế giới. Sau 10 năm, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư sinh sống nhất với 5,8 triệu người.

Thị Quan

Xem thêm: Đâu là con số thực về số lượng tín đồ Phật giáo tại Việt Nam | [Video] Số lượng Phật tử thế giới đang tăng hay giảm?

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày