Tám nạn của người tu

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1164 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1164 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chúng ta tu hành trong hiện tại thì Phật đã nhập diệt lâu xa, đây là nạn lớn. May thay, giáo pháp của Ngài vẫn còn được gìn giữ và lưu truyền.

"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

- Người tu phạm hạnh có tám nạn. Những gì là tám?

- Vào lúc Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu, xuất hiện ở thế gian, thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo, những điều Thiện Thệ dạy, thì người ấy lúc bấy giờ đang sanh vào chốn địa ngục. Đó là nạn thứ nhất đối với người tu phạm hạnh.

- Lại nữa, vào lúc Như Lai…, những điều Thiện Thệ dạy, thì người ấy lúc bấy giờ đang sanh vào loài súc sanh; vào loài ngạ quỷ; sanh vào cõi trời Trường thọ (Vô tưởng thiên); sanh ở xứ biên địa mọi rợ, không tín, vô ân, không biết báo đáp, không có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Đó là nạn thứ hai, ba, bốn, năm đối với người tu phạm hạnh.

- Lại nữa, vào lúc Như Lai…, những điều Thiện Thệ dạy, thì bấy giờ người ấy tuy sanh nhằm chốn văn minh nhưng lại điếc, câm, ú ớ như dê kêu, dùng tay thay lời, không thể nói nghĩa thiện ác. Đó là nạn thứ sáu đối với người tu phạm hạnh.

- Lại nữa, vào lúc Như Lai…, những điều Thiện Thệ dạy thì bấy giờ người ấy tuy sanh nhằm chốn văn minh, không điếc, không câm, không ú ớ như dê kêu, không dùng tay thay lời, có thể nói nghĩa thiện ác, nhưng lại có tà kiến và điên đảo kiến. Đó là nạn thứ bảy đối với người tu phạm hạnh.

- Lại nữa, vào lúc Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Chúng Hựu không xuất hiện ở thế gian, cũng không thuyết pháp đưa đến tịch tịnh, đưa đến tịch diệt, đưa đến giác đạo. Đó là nạn thứ tám đối với người tu phạm hạnh.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Đại, kinh Bát nạn, số 124 [trích, lược])

Pháp thoại này cho thấy, người tu mà không được sinh vào thời Phật là chướng nạn, bất hạnh. Khi Phật Thích Ca còn tại thế đang hoằng pháp mà mình thì trôi lăn trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trời Trường thọ, sinh nơi biên địa không có Phật pháp, sống nơi phố thị nhưng bị tật nguyền câm điếc, có tà kiến và điên đảo kiến là bảy bất hạnh, chướng nạn. Bất hạnh thứ tám là tu học trong lúc Phật đã nhập diệt.

Chúng ta tu hành trong hiện tại thì Phật đã nhập diệt lâu xa, đây là nạn lớn. May thay, giáo pháp của Ngài vẫn còn được gìn giữ và lưu truyền. Giáo pháp chính là hiện thân của Đức Phật. Thế nên, nạn thứ tám, nếu xét kỹ thì Đức Phật vẫn còn, pháp âm của Ngài vẫn đang đồng vọng. Nếu đủ duyên lành gặp được và tu hành theo Chánh pháp thì vẫn thành tựu giải thoát.

Tuy giáo pháp của Đức Phật vẫn còn nhưng do nhiều biến động lịch sử, sai khác giữa các dòng truyền thừa cùng với các bậc Thánh chứng đạo ngày càng ít dần nên phải có căn lành mới tu tập đúng Chánh pháp, không rơi vào tà kiến, điên đảo kiến. Chướng nạn này, một số vị tu trong thời Phật còn gặp phải, huống gì chúng ta hiện nay đã cách Phật lâu xa.

Nêu cao chánh kiến, phá trừ tà kiến, điên đảo kiến nhằm tu học đúng Chánh pháp là cách vượt qua chướng nạn. Thực hành lời Đức Phật trong Kinh tạng, tinh cần tu tập Bát Thánh đạo, trau dồi giới định tuệ thì người tu có thể khắc phục các chướng nạn để thành tựu giải thoát.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày