Tăng Ni GHPGVN tỉnh Đồng Nai trùng tụng giới luật xuất gia

Hơn 600 Tăng Ni tham dự trùng tụng giới luật
Hơn 600 Tăng Ni tham dự trùng tụng giới luật
GNO - Sáng 9-8, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai tổ chức khóa trùng tụng giới tại trường hạ chùa Tỉnh Hội (P.Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa).
Hòa thượng Thích Nhật Quang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh ban đạo từ

Hòa thượng Thích Nhật Quang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh ban đạo từ

Chứng minh buổi lễ có Hòa thượng Thích Nhật Quang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh; Hòa thượng Thích Thiện Đạo, Thành viên Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh; Thượng tọa Thích Huệ Khai, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự, Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh, cùng chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh, các ban, Phân ban chuyên môn trực thuộc, chư tôn đức Ban Chức sự các hạ trường, Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai và hơn 600 Tăng Ni.

Thượng tọa Thích Huệ Khai phát biểu khai mạc

Thượng tọa Thích Huệ Khai phát biểu khai mạc

Tại buổi lễ khai mạc khóa trùng tuyên giới luật, Thượng tọa Thích Huệ Khai phát biểu nhấn mạnh giới luật có công năng dứt trừ nghiệp duyên, nghiệp nhân trong đường sanh tử, không chỉ thọ hưởng phước lành ở vị lai mà ngay trong đời sống hiện tại, nếu chúng ta vâng giữ giới pháp nghiêm cẩn. Đối với hàng xuất gia, giới luật rất cần thiết để thành tựu một Tỷ-kheo thanh tịnh và phát triển Tăng đoàn. Nói cách khác, giới luật chính là nguồn sinh lực của Tăng-già và là kim chỉ nam cho sự sinh hoạt Tăng đoàn.

Hòa thượng Thích Nhật Quang nhấn mạnh mục đích tối thượng mà hàng xuất gia hướng đến là giác ngộ giải thoát

Hòa thượng Thích Nhật Quang nhấn mạnh mục đích tối thượng mà hàng xuất gia hướng đến là giác ngộ giải thoát

Tiếp đó, nhị vị Hòa thượng Chứng minh đã dạy và sách tấn chư Tăng Ni nhấn mạnh mục đích tối thượng mà hàng xuất gia hướng đến là giác ngộ giải thoát. Do đó, trách nhiệm của Tăng-già là tiếp nối mạnh mẽ mạng mạch của Phật pháp.

Chính vì hạnh nguyện và trách nhiệm của người xuất gia rất lớn cho nên hành giả phải nương vào giới luật Đức Phật chế định để tự thanh tịnh thân tâm, làm nền tảng tiến tu trên lộ trình ngược dòng sanh tử. Vì giới luật là con đường chánh thuận đưa đến giải thoát, chính giới luật là nền tảng giáo dục hình thành nhân cách người xuất gia. Như vậy, tu tập giới thì sanh định phát tuệ. Thế nên, giới là nền tảng đưa hành giả đến bờ an lạc.

Tại hội trường 1 trùng tụng luật Trường hàng

Tại hội trường 1 trùng tụng luật Trường hàng

Sau lễ khai mạc, Ban Tổ chức đã chia các điểm trùng tuyên giới luật như sau: Hội trường 1 dành cho chư Tăng trùng tụng 4 quyển luật Trường hàng; Hội trường 2 dành cho chư Tăng trùng tụng Tỳ-kheo giới bổn và kinh Phạm võng; Hội trường 3 dành cho chư Ni trùng tụng 4 quyển luật Trường hàng; Hội trường 4 dành cho chư Ni trùng tụng Tỳ-kheo-ni giới bổn và kinh Phạm võng; Hội trường 5 dành cho chư Ni hệ phái Khất sĩ trùng tụng luật Trường hàng và sau đó trùng tụng Tỳ-kheo-ni giới bổn dành cho Tỳ-kheo-ni hệ phái Khất sĩ.

Chư Tăng hệ phái Khất sĩ tại hội trường 2 trùng tụng Tỳ-kheo giới bổn và kinh Phạm võng

Chư Tăng hệ phái Khất sĩ tại hội trường 2 trùng tụng Tỳ-kheo giới bổn và kinh Phạm võng

Chư Ni tại hội trường 3 trùng tụng 4 quyển luật Trường hàng

Chư Ni tại hội trường 3 trùng tụng 4 quyển luật Trường hàng

Hội trường 4, chư Tỳ-kheo-ni hệ phái Khất sĩ trùng tụng luật Trường hàng

Hội trường 4, chư Tỳ-kheo-ni hệ phái Khất sĩ trùng tụng luật Trường hàng

Sau đó, tại hội trường 5 , trùng tụng Tỳ-kheo-ni giới bổn và kinh Phạm võng

Sau đó, tại hội trường 5 , trùng tụng Tỳ-kheo-ni giới bổn và kinh Phạm võng

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày