Tăng Ni sinh "Ngồi lại bên nhau, có mặt cho nhau"

GNO - Theo đó, ngày 19-4-2013, khoa Anh văn Phật pháp (AVPP) khóa VIII, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đã tổ chức khóa tu một ngày an lạc tại nhà vườn Long Thuận, Q.9, TP.HCM (do nhà thiết kế Sỹ Hoàng cúng dường nơi sinh hoạt).

Khóa tu mang chủ đề “Ngồi lại bên nhau, có mặt cho nhau” với ý nghĩa cho các vị xuất sĩ đang học trong khoa trước khi tốt nghiệp ra trường vào tháng 6 tới có dịp cùng tu tập, chia sẻ kinh nghiệm học và hành lời Phật dạy.

anhvan1.jpg
Chư tôn đức Tăng Ni sinh khoa AVPP khóa VIII "ngồi lại bên nhau"

Tham dự khóa tu ngoài 23 Tăng Ni sinh đang theo học khoa AVPP khóa VIII còn có sự tham dự của SC.TS.Thích nữ Liễu Pháp, Phó chủ nhiệm khoa AVPP vừa trở về từ Ấn Độ sau 14 năm tu học, hoằng pháp và Thạc sĩ Dương Trí Thanh, giảng viên dạy tiếng Anh của khoa vốn đã gắn bó với khoa AVPP suốt 4 năm học tại Học viện.

Trong khung cảnh đẹp và yên tĩnh, khoáng đạt, các Thiền sinh được tham dự các chương trình tu học đặc biệt như: kỹ thuật thiền Vipassana do SC.Liễu Pháp hướng dẫn trực tiếp, thiền hành, pháp đàm, hành thiền Vipassana trong một giờ, ăn cơm trong chánh niệm….

Đặc biệt nhất là phần pháp đàm chia sẻ, quý thầy cô có cơ hội được SC.Liễu Pháp tham vấn, chia sẻ những thắc mắc của mình trong đời sống tâm tư, lý tưởng tu tập và hoằng pháp sau khi tốt nghiệp ra trường.

anh van 2.jpg
Chia sẻ kinh nghiệm tu-học

anh van 11.jpg


Tăng Ni sinh chụp hình lưu niệm sau khóa tu

ĐĐ.Thích Đồng Tâm, Trưởng ban Tổ chức khóa tu cho biết: “Trong suốt 4 năm học tại Học viện, đây là lần duy nhất quý thầy cô trong khoa có cơ hội ngồi lại tu tập với nhau trong tình huynh đệ. Mong rằng quý vị Tăng Ni sinh các phân khoa khác của Học viện cũng có thể tổ chức những khóa tu như thế này cho khoa mình để hoàn thiện pháp học và pháp hành cho Tăng Ni sinh”.

Khóa tu kết thúc cùng ngày để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng các Thiền sinh tham dự.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày