Tết của tôi: Nhớ quê ngày Tết

Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả
0:00 / 0:00
0:00

Bạn đừng vội trả lời cho câu hỏi đó. Hãy tĩnh lặng và thành thật lắng nghe sự thổn thức của con tim.

Còn tôi, đôi lúc hay cảm thấy mình lạc lõng giữa phố phường đông đúc, lạc lõng giữa những tấp nập đời thường. Bởi tôi là người con xa quê, tôi thèm nhớ quê. Nhất là vào dịp Tết đến Xuân về. Tết là để đoàn tụ, là dịp con cháu trở về bên ông bà, cha mẹ, là khi những người làm ăn xa xứ trở về quê hương vui ngày hạnh ngộ. Vậy mà đã lâu lắm rồi, tôi không có dịp về quê ăn Tết. Mỗi năm lại chùng chình với lời tự hứa, Tết năm sau sẽ về. Để rồi, khi người ta đã rục rịch sắm sửa đón Tết, khi đất trời đã rục rịch ngả mình sang Xuân, tôi lại mang mang nỗi nhớ Tết quê nhà.

Tôi nhớ, tôi thương, tôi trân trọng cất giữ những kỉ niệm Tết quê vào một miền kí ức. Chao ôi! Nhớ nhất là chiều Ba mươi Tết.

Năm nào cũng vậy. Khi cặp bánh chưng đã được trưng lên bàn thờ, khi mâm cỗ cúng tất niên đã chuẩn bị xong, con cháu dù đi chơi ở đâu thì cũng trở về nhà để cùng ông tôi trình diện trước gia tiên. Trên bàn thờ tổ tiên, mâm ngũ quả được mẹ tôi bày biện khéo léo, đẹp mắt theo ý của ông. Đầu tiên là hai nải chuối xanh, to đẹp được đặt xuống quây vào nhau, bên trên là quả bưởi to tròn, xung quanh là quất, phật thủ và đào. Trong đó, chủ yếu là quất chín vàng được giắt xen kẽ vào giữa các quả chuối xanh, nhìn thật hài hòa đẹp mắt. Hai bên mâm ngũ quả còn có vài hộp bánh, trà và chai rượu.

Ngày nhỏ, khi tôi thắc mắc, ông chậm rãi giải thích rằng Phật thủ thể hiện sự che chở của trời đất, thiên nhiên cho con người; chuối thể hiện sự sum vầy, đầm ấm, quây quần của gia đình bên nhau; những quả quất chín vàng thể hiện cho mong muốn tài lộc phú quý; còn những quả đào thể hiện mong muốn một năm thăng tiến, thành đạt của con cháu trong nhà. Chính vì vậy, những năm ăn Tết ở nơi quê hương thứ hai tôi vẫn nhớ lời ông dạy, không quên chuẩn bị mâm ngũ quả với mong muốn bình an, sum vầy, tài lộc.

Khi mẹ tôi đã chuẩn bị bày biện xong mâm cúng lui xuống, con cháu theo ông đứng chắp tay trước bàn thờ gia tiên. Trước khi thắp hương, ông chỉnh trang lại áo quần, khăn mũ cho ngay ngắn. Thời khắc đó, cả nhà tôi im phăng phắc. Tôi thấy được sự trang nghiêm trên khuôn mặt tất cả mọi người. Một cái gì đó rưng rưng thoát ra qua cử chỉ, hành động của ông. Ông run run đốt ba nén hương, chắp hai tay lại đưa lên ngang đầu, bắt đầu lầm rầm khấn vái. Ông thưa rước cụ kị tổ tiên và cả bà tôi về nhận mặt con cháu. Các nam tử, nữ tử, tôn tử… được ông liệt kê đầy đủ tên tuổi. Giọng ông có lúc nhè nhẹ như thì thầm cùng tiên tổ, có khi lại như muốn nói lời dặn dò cháu con: đi tươi về tốt, đi một về mười, chân cứng đá mềm, bền gan vững chí, ngay thẳng hiền lành, trung trinh hiếu nghĩa…

Ông dứt lời, cũng là lúc hương đã cháy được quá nửa uốn cong một đoạn tàn. Làn khói trắng mỏng mảnh nhè nhẹ bay lên khiến không gian trở nên bảng lảng như sương như khói. Ông cúi gập người vái ba vái rồi cắm hương lên bát nhang trên bàn thờ. Tiếp sau ông là cha mẹ và chị em chúng tôi. Ai cũng chắp tay ngang ngực, giữ chặt que hương đang cháy trên tay thì thầm lời khấn nguyện của riêng mình với hương hồn tiên tổ. Thời khắc cả nhà sum vầy đó, thời khắc thiêng liêng đó, tôi luôn cảm giác như có bà tôi, cụ tôi đang chập chờn trong những làn khói hương trở về, hiện diện quanh mọi người với nụ cười nhân từ, độ lượng.

Lại một năm nữa tôi ăn Tết xa quê, lòng vẫn khắc khoải ngày về. Mười năm rồi tôi không được cùng mẹ cha và các em quây quần bên gian bếp ấm vừa trông nồi bánh chưng vừa chuyện trò rỉ rả. Mười năm không được cùng cả nhà đón một giao thừa đoàn viên ấm áp. Dù mỗi năm tôi vẫn cố gắng thu xếp thời gian để về thăm quê một lần vào dịp hè, vẫn gặp gỡ người thân, vẫn niềm vui đoàn tụ nhưng sao mọi thứ chẳng thể nào khỏa lấp tâm hồn khi nhớ thương ngày Tết nơi chôn rau cắt rốn. Bởi thiếu vắng những nụ cười hồn hậu nơi quê nhà, tôi không được hòa vào dòng người quen thuộc để tham gia những lễ hội, những trò chơi dân gian xưa cũ; thiếu cả hơi lạnh, cùng những hạt mưa xuân lất phất bay không đủ ướt dấu giày.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày