Thái Bình: Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN thăm, khảo sát kiến trúc tại chùa Keo

Niệm Phật cầu gia hộ
Niệm Phật cầu gia hộ
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 21-12, đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN đã về thăm, khảo sát kiến trúc Phật giáo tại khu di tích chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình).

Đoàn đi có Hòa thượng Thích Quang Nhuận, Chứng minh và cố vấn Ban Văn hóa Phật giáo Trung ương; Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo Trung ương; Hòa thượng Thích Hải Ấn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa Phật giáo Trung ương; chư tôn đức Thường trực Ban Văn hóa Phật giáo Trung ương cùng các nhà nghiên cứu, các học giả.

Tiếp đón đoàn có Thượng tọa Thích Thanh Hòa, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Bình; chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Bình cùng đại diện lãnh đạo chính quyền, ban ngành tỉnh và địa phương sở tại.

Thượng tọa Thích Thanh Hòa phát biểu chào mừng

Thượng tọa Thích Thanh Hòa phát biểu chào mừng

Tại buổi tọa đàm, Thượng tọa Thích Thanh Hòa đã có lời phát biểu chào mừng đoàn Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN đã về để khảo sát kiến trúc chùa Keo - một di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, là biểu tượng gắn liền với mảnh đất và con người Thái Bình.

Được biết, chùa Keo có tên chữ là Thần Quang tự, là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.

Tháng 4-1962, chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Tháng 9-2012, chùa Keo được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt. Tháng 10-2017, lễ hội chùa Keo được đưa vào danh mục là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Quang cảnh buổi tọa đàm

Quang cảnh buổi tọa đàm

Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng khoảng 58.000m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc". Tất cả công trình đều làm bằng gỗ lim và được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.

Một số hình ảnh ghi nhận được:

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày