Thăm mộ phần cố Đại đức Thích Hành Tuệ - Liệt sĩ hy sinh tại Côn Đảo

Chư tôn đức thắp hương tại mộ phần Đại đức Thích Hành Tuệ
Chư tôn đức thắp hương tại mộ phần Đại đức Thích Hành Tuệ
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Chiều 16-7, Trưởng lão Hoà thượng Thích Minh Thông, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh cùng chư tôn đức đã đến thắp hương tưởng niệm tại mộ phần cố Đại đức Thích Hành Tuệ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm

Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm

Cùng đi có Hòa thượng Thích Lệ Trang, Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; chư tôn đức Ban Nghi lễ T.Ư, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh thành lân cận.

Sau khi đáp chuyến bay tại sân bay Cỏ Ống, chư tôn đức trong phái đoàn đã đến Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương thăm, thắp hương trước mộ phần Đại đức Thích Hành Tuệ - vị tu sĩ Phật giáo bị giam cầm, hy sinh tại Côn Đảo năm 1973 và an táng tại đây.

Nhất tâm hướng nguyện

Nhất tâm hướng nguyện

Trước phần mộ trong Nghĩa trang Hàng Dương, chư tôn đức đã cử hương tưởng niệm, nhất tâm tụng Bát-nhã tâm kinh, hướng nguyện và tưởng nhớ những đóng góp của cố Đại đức Thích Hành Tuệ cùng các chí sĩ, nhà yêu nước đã bị cầm tù, hy sinh ở Côn Đảo trong các cuộc kháng chiến vệ quốc, giành độc lập cho dân tộc.

Đại đức Thích Hành Tuệ, thế danh Nguyễn Thới, pháp danh Thị Nhân, pháp tự Hành Tuệ, xuất gia tu học nối dòng Lâm Tế đời thứ 42, thế hệ thứ 9 pháp phái Chúc Thánh.

Thầy sinh năm Ất Hợi (1935) tại xã Đại Phong, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; được Hòa thượng Thích Trí Minh tại chùa Pháp Bảo, Hội An thế phát.

Tưởng nhớ những đóng góp của cố Đại đức đã hy sinh vì hòa bình, độc lập dân tộc

Tưởng nhớ những đóng góp của cố Đại đức đã hy sinh vì hòa bình, độc lập dân tộc

Năm 1958, Thầy vào Sài Gòn tu học tại chùa Phật Bửu (Q.3), tổ đình Ấn Quang (Q.10), tích cực tham gia hoạt động yêu nước.

Năm 1966, Thầy bị bắt và lưu đày ra Côn Đảo, bị nhốt trong chuồng cọp và chịu nhiều đòn tra tấn khốc liệt khác.

Theo lời của các nhân chứng bị tù đày tại Côn Đảo, tháng 7-1970, khi phái đoàn Quốc hội Mỹ đến chuồng cọp, Thầy Hành Tuệ đã lên tiếng dõng dạc: “Tôi là một Tăng sĩ Phật giáo. Tôi bị nhốt vào đây vô cớ chỉ vì tôi yêu nước. Tôi đấu tranh đòi lập lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam”.

Phần mộ của Đại đức Thích Hành Tuệ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương

Phần mộ của Đại đức Thích Hành Tuệ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Hàng Dương

“Không khuất phục được ông, cai ngục chuyển ông qua khu chuồng bò rồi chuồng cọp mới do Mỹ xây dựng, tiếp tục hành hạ ông mỗi ngày, đến 7 giờ sáng 7-1-1973, nhà sư bị cai ngục đánh đến chết tại nhà giam”, ông Lê Quang Vịnh, nguyên Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, chứng nhân sống của nhà tù Côn Đảo cùng thời với Đại đức Thích Hành Tuệ kể lại trong “Địa ngục trần gian”.

Được biết, nhân Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7 (1947-2023), UBMTTQVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Nghi lễ T.Ư, tổ chức các hoạt động ý nghĩa như: Lễ truy niệm và lễ giỗ các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước hy sinh tại Côn Đảo, lễ viếng Nghĩa trang Hàng Dương, thắp nến tri ân...

Chư tôn đức lưu niệm bên phần mộ của Đại đức Thích Hành Tuệ trong tình linh sơn pháp lữ

Chư tôn đức lưu niệm bên phần mộ của Đại đức Thích Hành Tuệ trong tình linh sơn pháp lữ

Theo đó, chuỗi chương trình hoạt động tưởng niệm diễn ra từ ngày 17-7 đến ngày 20-7-2023, dự kiến với hơn 500 đại biểu tham dự.

Ngày mai, 17-7, chư tôn đức Ban Nghi lễ T.Ư sẽ cử hành lễ truy niệm, thực hiện nghi thức cầu siêu, cung tiến anh linh liệt sĩ và đăng đàn chẩn tế tại Côn Đảo, cầu nguyện âm siêu dương thái, trong tinh thần tri ân với các thế hệ đã hy sinh vì độc lập và thống nhất đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Các em tham dự khóa tu "Về với Phật" tại chùa Phước Long (H.Củ Chi, TP.HCM)

Về chùa học làm người có ích

GNO - Mỗi tháng một lần, vào ngày chủ nhật được ấn định, các em học sinh ở ấp Ràng, xã Trung Lập Thượng, H.Củ Chi, TP.HCM lại trở về chùa Phước Long (số 27, đường 723) tham gia khóa tu “Về với Phật”. Về chùa, các em không chỉ được vui chơi, học kỹ năng sống, mà còn học và thực hành làm người có ích.
Phân ưu

Phân ưu

Được tin cụ ông Lê Doãn Long, thân phụ của anh Lê Doãn Bằng (pháp danh Pháp Thiện), nhân viên của Báo Giác Ngộ đã qua đời tại quê nhà (Thanh Hóa), hưởng thọ 71 tuổi.

Thông tin hàng ngày