Thánh tích Lâm-tỳ-ni bình yên sau trận động đất ở Nepal

GN - Trận động đất kinh hoàng 7.8 độ Richter ngày 25-4 vừa qua tại Nepal, theo thông tin thống kê mới nhất của Liên Hợp Quốc, đã có hơn 7.000 người chết, hơn 600.000 ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại nặng, ảnh hưởng tới 8,1 triệu người, tương đương hơn một phần tư dân số Nepal.

nepal8.jpg
Đền thờ Hoàng hậu Ma-da và hồ nước Puskarina
- nơi Hoàng hậu làm lễ nhúng nước trước khi hạ sinh Thái tử

Các nhà chức trách của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) cho biết khoảng 200 di sản văn hóa của Nepal đã bị phá hủy trong trận động đất hôm 25-4, chiếm gần 90% di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Những thiệt hại về vật chất và tinh thần do trận động đất này gây ra là vô cùng lớn. Hiện nay hàng triệu người dân Nepal lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, sống trong lo sợ và nỗi ám ảnh về dịch bệnh bộc phát.

Đối với người Phật tử khắp nơi trên thế giới, ngoài những cảm xúc trước nỗi khổ của đồng loại đối với người dân Nepal, còn có một tình cảm tôn giáo khác nữa, bởi Nepal là nơi Đức Phật đã Đản sinh cách đây 2.639 năm tại vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbini), địa điểm này đã được giới khảo cổ học xác nhận sau nhiều công trình nghiên cứu.

nepal1.jpg


Cội bồ-đề bên hồ Puskarina

Lâm-tỳ-ni là một trong những địa danh xưa của Nepal, nay đã trở thành một trong những thánh tích thiêng liêng đối với tín đồ Phật giáo, ai cũng muốn được một lần đến chiêm bái.

Lâm-tỳ-ni là nơi Hoàng hậu Ma-da hạ sinh Thái tử Tất-đạt-đa, sau đó xuất gia và thành Phật - Bậc Giác Ngộ, giáo chủ đạo Phật. Cùng với Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) - nơi Bồ-tát Tất-đạt-đa thành đạo dưới cội bồ-đề sau thời gian nhập đại định suốt 49 ngày đêm, Lộc Uyển (Sarnath) - nơi đầu tiên Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên sau khi chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác và Câu-thi-na (Kushinagar) - nơi Đức Phật nhập Niết-bàn là bốn thánh tích quan trọng liên hệ đến Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni, thường được gọi là “Tứ động tâm” - bốn thánh tích gây nên những chấn động trong tâm thức người chiêm bái.

Nép dưới chân dãy núi Himalaya, Lâm-tỳ-ni là quần thể gồm nhiều công trình, trong đó quan trọng là đền thờ hoàng hậu Maya (Mayadevi), ao Puskarini, và di tích cung điện Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavatthu) xưa kia.

nepal5.jpg
Một ngôi chùa được kiến tạo tại Lumbini

nepal3.jpg
Trụ đá vua A-dục (Asoka) tôn tạo để đánh dấu nơi Đản sinh của Đức Phật

nepal7.jpg
Đại tháp Hòa bình tại Lumbini

nepal4.jpg
Tĩnh tọa tại Lumbini

Thánh tích Lâm-tỳ-ni tọa lạc ở phía Tây nam của Nepal, cách tâm chấn động đất khoảng 145km. Điều kỳ diệu, thánh địa này vẫn bình yên như thể có một sự bảo vệ thiêng liêng.

Theo ông Batalla thuộc Ban quản lý Lâm-tỳ-ni, sau khi động đất xảy ra, nhóm quản lý đã đi kiểm tra tất cả các công trình di sản văn hóa thế giới trong khu vực, không có bất cứ một công trình nào bị hư hại.

Lâm-tỳ-ni vẫn bình yên cho những ai kính ngưỡng Đức Phật đến chiêm bái, để niềm tin về những giá trị tâm linh được thêm tăng trưởng, mạnh mẽ hơn trong cuộc sống, vững chãi hơn trên lộ trình khám phá thế giới nội tâm của chính mình.

Tuệ Anh tổng hợp

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày