Thế nào là kính trọng kinh pháp?

0:00 / 0:00
0:00

GN - HỎI: Tôi rất thích đọc kinh sách nhà Phật. Tuy nhiên, nhiều khi vì đọc chưa xong nên tôi thường để kinh trên bàn làm việc (không để lên kệ ngăn nắp), hoặc nhiều lúc tôi để kinh sách trong xe, tranh thủ đọc khi rảnh rỗi. Một số bạn đạo thấy vậy trách tôi không kính trọng kinh sách, điều này sẽ bị quả báo. Thực lòng thì tôi không hề có ý bất kính.


(TÀI VŨ, phatphapnhiemau…@gmail.com)

bai tu van 1.jpg

ĐÁP:

Bạn Tài Vũ thân mến!

Kinh sách ghi lại lời dạy vàng ngọc của Đức Phật, thực sự quý báu trong đời nên gọi là Pháp bảo. Người đệ tử Phật nhờ đọc kinh sách mà biết được lời Thế Tôn dạy, biết pháp để tu nên chúng ta luôn trân trọng, kính quý và biết ơn giáo pháp.

Tuy vậy sự kính trọng và biết ơn Pháp bảo lại được mỗi người nhận thức và thực hiện khác nhau. Chúng ta cũng thường thấy những tủ kinh cao lớn, uy nghiêm bên trong xếp ngăn nắp, thẳng lối, ngay hàng những pho kinh bìa cứng mạ vàng, bên ngoài cửa đóng then cài hiếm khi được mở. Đây cũng là một cách tôn kính Pháp bảo. Ngẫm kỹ, cách này về hình thức thật nghiêm cẩn, kính trọng kinh pháp nhưng giá trị lợi ích cho người muốn đọc dường như chẳng nhiều, thậm chí là rất ít.

Ngược lại, không ít người chỉ xếp kinh lên kệ thường, không cửa kính và khóa để dễ dàng lấy xuống đọc và đưa lên cất vào chỗ cũ. Những lúc chưa đọc xong thì kinh thường để trên bàn viết, đôi lúc không được ngay ngắn, để chung với nhiều kinh sách cũng như tài liệu khác. Cách này, về hình thức có vẻ xuề xòa, không bất kính mà cũng không được nghiêm cẩn lắm, nhưng có cái hay là dễ dàng, tiện lợi khi đọc tiếp bản kinh. Thiển nghĩ, như thế không thể gọi là bất kính với kinh. Ngay cả việc mang theo vài quyển kinh sách (băng đĩa, USB, mở trực tuyến Phật pháp) trên xe ô-tô để tranh thủ đọc hoặc nghe pháp mỗi khi có thể, tuy hơi luộm thuộm trong không gian chật chội, nhưng xét trong tinh thần phương tiện thì không có gì là bất kính với kinh pháp.

Cho nên, kính trọng pháp ngoài hình thức nghiêm cẩn còn xét đến khía cạnh nội dung, giá trị, lợi ích cho mọi người. Nếu thực tâm muốn học pháp, tận dụng thời gian để đọc hoặc nghe kinh thì dù hình thức chưa được tôn nghiêm cũng không hề mang tội bất kính với Pháp bảo cũng như bị quả báo. Bởi đọc hay nghe kinh nhằm hiểu đúng lời Phật dạy để ứng dụng tu học mới đích thực là sự kính trọng kinh Phật nhất.

Chúc bạn tinh tấn!

Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chân dung cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nói chuyện với Sơn

GNO - Nhân kỷ niệm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1-4-2001 – 1-4-2025), Giác Ngộ online trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết "Nói chuyện với Sơn" của NSND Bạch Tuyết. Bài viết này đã được bà viết cách đây 24 năm khi hay tin người nhạc sĩ tài hoa rời xa cõi tạm.
Lãnh đạo Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội quang lâm chùa Trung Hậu thị sát công tác tổ chức, chuẩn bị cho Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo

[Ảnh] Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội thị sát công tác chuẩn bị Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo

GNO - Sáng nay, 1-4, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội đã quang lâm chùa Trung Hậu (xã Tiền Phong, H.Mê Linh) để thị sát công tác tổ chức, chuẩn bị cho Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư tôn đức Ni tiền bối hữu công Phật giáo Việt Nam, sẽ diễn ra vào ngày 2, 3-4-2025.

Thông tin hàng ngày