Thực hành đúng đắn Minh sát Tứ niệm xứ

0:00 / 0:00
0:00

GN - Chỉ hay biết suông thì đó không phải là đang thực hành đúng đắn Minh sát Tứ niệm xứ: Không quán tính sinh khởi, tính diệt tận, tính sinh diệt của mọi hiện tượng đang xảy ra trên thân, thọ, tâm, pháp một cách nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm thì không phải là đang thực hành đúng đắn Minh sát Tứ niệm xứ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong kinh Trường bộ (số 22,Đại kinh Tứ niệm xứ) cũng như trong rất nhiều bài kinh khác, Đức Phật đã chỉ dẫn việc thực hành đúng đắn Minh sát Tứ niệm xứ như sau:

“Này các Tỷ-kheo, ở đây vị Tỷ-kheo sống quán Thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán Thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán Tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán Pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời”.

Cũng trong bài kinh này, Đức Phật đã nhắc đi nhắc lại 16 lần về việc các hành giả khi thực hành tu tập Minh sát Tứ niệm xứ cần phải quán sự sinh, sự diệt, sự sinh và diệt của các hiện tượng đang xảy ra liên tục trên thân, thọ, tâm, pháp: Đó mới chính là thực hành tu tập đúng đắn Minh sát Tứ niệm xứ - “… Con đường độc nhất đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn”.

“… Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. Có những pháp ở đây, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.…” (Đại kinh Tứ niệm xứ).

Nhiệm vụ của mỗi hành giả là không chỉ thực hành đúng đắn theo Chánh pháp do Đức Phật đã chỉ dạy, mà còn phải thực hành kiên nhẫn mọi lúc mọi nơi để có cái thấy và biết: tính sinh khởi, tính diệt tận, tính sinh diệt của mọi hiện tượng đang xảy ra trên thân, thọ, tâm, pháp một cách nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm càng nhiều càng tốt, càng sít sao liên tục càng tốt, để ngăn chặn không có chỗ cho các chướng ngại ô nhiễm sinh khởi phát triển khống chế tâm, thì mới có thể vun bồi vững chắc các tầng minh sát tuệ dẫn đến Đạo và Quả tuệ thành tựu viên mãn giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não.

Mọi việc luôn luôn là vô thường và bất toại nguyện nên khi thực hành Minh sát Tứ niệm xứ, mỗi khi trong tâm có mong chờ điều gì, có lý giải, có thắc mắc, có bình luận, có kể lể, có kêu ca, có phàn nàn, có mừng vui, có buồn nản, có hy vọng, có thất vọng v.v… thì chớ có chấp thủ, tin bám vào chúng. Chỉ duy nhất bằng cách là ghi nhận, ghi nhận và ghi nhận sự sinh diệt của những tâm trạng đó, chỉ nên lặp đi lặp lại việc quán sát sự sinh diệt của ngũ uẩn/ thân tâm - hàng ngày hôm khỏe hôm yếu, hôm chăm hôm lười, hôm bận hôm rảnh, hôm vui hôm buồn, hôm hào hứng hôm chán nản… đều kiên nhẫn tu tập như vậy sẽ đoạn trừ dần dần các bất thiện tâm, vun bồi dần dần các thiện tâm: tín, tấn, niệm, định, tuệ trở nên viên mãn.

Về thực hành đúng đắn Minh sát Tứ niệm xứ chỉ có bấy nhiêu: kiên nhẫn lặp đi lặp lại việc quán sát sinh diệt của thân và tâm một cách nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm.

Thực hành thuần thục Minh sát Tứ niệm xứ sẽ thấy biết liên tục sự sinh, sự diệt, sự sinh diệt của thân-tâm là thấy biết vô thường, thấy biết vô thường và thấy biết khổ là thấy biết vô ngã: không có “ta”, “của ta”, “tự ngã của ta”. Thấy biết liên tục sinh diệt tức vô thường - khổ - vô ngã thì sẽ không còn bám víu, chấp thủ, nương tựa vào bất cứ việc gì trên đời. Nhờ vậy nên nhàm chán, ly tham, đoạn diệt thân kiến - hoài nghi - giới cấm thủ, được nhập lưu dòng Thánh. Cánh cửa xuống bốn đọa xứ địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, a-tu-la được đóng lại, biển khổ khô cạn, chỉ còn tối đa là bảy kiếp sống, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ giải thoát hoàn toàn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày