TP.HCM: Chùa Giác Hải đón nhận bằng di tích cấp TP

GNO - Sáng qua, 27-11, chùa Giác Hải (quận 6) phối hợp cùng UBND quận 6 tổ chức lễ đón nhận Bằng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
giachai1.JPG
Chùa Giác Hải đón nhận bằng di tích cấp TP

Theo tiểu sử, chùa Giác Hải tọa lạc tại số 1017/3 Hồng Bàng, phường 12, quận 6. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX, lúc đó bà Trần Thị Liễu cất ngôi chùa nhỏ có tên Giác Sơn và cúng cho Hòa thượng Hoằng Ân. Hòa thượng Hoằng Ân cử đệ tử là ngài Từ Phong về trụ trì, đổi tên thành Giác Hải. Hòa thượng Từ Phong là giảng sư danh tiếng Phật giáo ở miền Nam, tổng số tự viện các nơi cúng cho ngài khoảng 20 ngôi. Trụ trì hiện nay là HT. Thích Thiện Phước. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, gần đây vào các năm 1991, 1995, 1997. Chùa có 5 lớp nhà: chánh điện, giảng đường, đông đường, đông lang và tây lang. Phía trước chùa là một hoa viên khá rộng. Bên phải hướng dãy nhà đông lang có 4 ngôi mộ tháp. Chánh điện được bày trí tôn nghiêm. Chùa còn giữ những pho tượng như bộ tượng Ngũ Hành (tượng Đức Phật Thích Ca và Bồ-tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền), tượng Cửu Long. Kiểu kiến trúc của chùa Giác Hải trông rất lạ, chân tường có kè đá xanh cao 3 lớp (mỗi tấm dài 1 mét, dày 0.28 mét), cửa sổ được thiết kế hình vòm cung ở phía trên. Một điều đáng lưu ý là các cột chống đỡ mái chùa đều làm bằng xi măng cốt sắt hoặc cột gạch tô vôi. Chính kiểu dáng kiến trúc như thế đã tạo cho chùa Giác Hải một hình ảnh khá đặc biệt so với các ngôi chùa khác trong cả nước. Trong chùa Giác Hải có 2 câu đối bằng chữ Hán, diễn Nôm là: "Phật lực không bờ, cơm mặn biến thành trai vị. Thần công khó nói, bếp phàm bỗng hóa thành thiên trù". Câu đối đó cũng tìm thấy ở chùa Giác Lâm và Giác Viên. Điều này chứng minh rằng các ngôi chùa này đã có mối liên hệ mật thiết từ hơn thế kỷ nay.
giachai3.JPG
Lễ đón diễn ra trang trọng vào sáng qua, 27-11

Ngày 25-6-2015 vừa qua, UBND TP.HCM đã công nhận chùa Giác Hải là Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Thiện Đức
- Ảnh: Huệ Nhĩ

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày