Trà hay cà phê tốt hơn cho sức khỏe?

GNO - Trà và cà phê đều là hai loại thức uống có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, giữa trà và cà phê, cái nào có lợi hơn cái nào - là thắc mắc của rất nhiều người chúng ta.

Các chuyên gia không đưa ra câu trả lời trực tiếp mà gợi ý cho chúng ta những sự khác biệt trong cơ thể khi chúng ta chuyển từ uống cà phê sang uống trà. Cụ thể là:

1 - Răng trắng sáng hơn khi chuyển sang uống trà

Cà phê có chứa nhiều chất làm cho răng bị vàng và ố vàng. Nếu thay cà phê bằng trà thì lợi ích đầu tiên nhất chính là bạn sẽ có nụ cười tỏa sáng hơn, đặc biệt là khi bạn uống trà xanh.

tra, cafe.jpg


Trà và cà phê đều là hai loại thức uống có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

2 - Trà giúp giảm mức cholesterol

Cà phê pha bằng dripper (phong cách được yêu thích của người Hoa Kỳ, Bắc Âu) - cà phê nhỏ giọt, pha bằng thiết bị giống như cà phê pha phin của Việt Nam được loại bỏ các hợp chất cafestol và kahweol nhưng cà phê espresso theo kiểu Pháp lại giữ lại các hợp chất nói trên.

Các hợp chất này có thể làm tăng mức cholesterol xấu LDL, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Trong khi đó, trà luôn có tác dụng cải thiện mức cholesterol.

3 - Bạn có thể sẽ bị đau đầu khi bỏ cà phê

Tùy vào sự nhạy cảm của cơ thể khi lượng caffeine hấp thu vào cơ thể thay đổi mà bạn bị đau đầu nhiều hay ít khi chuyển từ uống cà phê sang uống trà. Tuy nhiên, sau khi cơ thể thích ứng và quen với trà thì bạn sẽ không bị đau đầu nữa.

4 - Trà giúp cải thiện chứng ợ nóng

Cà phê có thể giúp thư giãn vùng cơ giữa thực quản và dạ dày. Khi không gian đó mở ra, axit dạ dày sẽ trào lên và được gọi là trào ngược axit dạ dày. Do vậy, bạn có thể chuyển sang uống trà để giảm bớt bất ổn này.

Cà phê có thể làm cho một số người bị ợ nóng hay làm cho tình trạng này trở nên xấu hơn, kể cả loại cà phê đã được trích tách caffeine.

Lưu ý quan trọng là bạn không nên uống cà phê lúc bụng đói.

5 - Bạn sẽ ngủ ngon hơn khi uống trà

Cà phê chứa nhiều caffeine hơn trà vì thế bạn sẽ ngủ ngon hơn khi thay cà phê bằng trà vì yếu tố kích thích nhẹ hơn. Khi hấp thu ít caffeine hơn thì bạn sẽ ngủ ngon hơn.

6 - Cơ thể sẽ ổn định hơn khi dùng trà thay cho cà phê

Nếu bạn thường xuyên uống cà phê, khoảng 3-4 tách mỗi ngày, bạn có thể làm cho cơ thể bị kích thích quá mức. Một số người nhạy cảm với caffeine sẽ khó chịu, bực dọc khi hấp thu quá mức dung nạp caffeine của cơ thể nên họ có thể dễ bị stress hơn.

Lưu ý là nên uống cà phê vừa phải, một tách trà luôn chứa ít caffeine hơn một tách cà phê.

7 - Nguy cơ tiểu đường có thể cao hơn

Nhiều nghiên cứu cho rằng cà phê có thể ngăn ngừa được tiểu đường tuýp 2 nhưng chưa nêu rõ được lý do vì sao. Một số chuyên gia cho rằng, cà phê làm tăng số lượng các protein chứa hormone giới tính như testosterone và estrogen, giúp giảm nguy cơ tiểu đường; trong khi số khác cho rằng cà phê làm tăng hoạt tính của insulin.

8 - Ít bị vọp bẻ hơn khi uống trà

Hấp thu quá nhiều cà phê có thể làm cho cơ thể khó hấp thu magnesium dù trong cà phê cũng chứa một lượng nhỏ khoáng chất này.

Do đó, uống quá nhiều cà phê có thể làm bạn thường xuyên bị chuột rút hơn, khó ngủ hơn. Trái lại, khi uống trà thì bạn không bị tình trạng này.

9 - Tâm trạng có thể thay đổi một chút nếu bỏ cà phê

Nhiều nghiên cứu cho rằng cà phê có thể giúp cải thiện tâm trạng và làm giảm nguy cơ suy nhược tinh thần.

Một khảo sát của Đại học Harvard ghi nhận người trưởng thành uống từ 2-3 tách cà phê (còn caffeine) mỗi ngày giảm được một nửa nguy cơ tự sát so với người uống ít hoặc không uống cà phê.

Và uống trà thì không mang lại tác dụng này dù trong trà vẫn có chứa caffeine.

10 - Trà có khả năng giảm được nguy cơ ung thư cao hơn

Các nghiên cứu đều cho thấy uống cà phê giúp giảm nguy cơ ung thư gan, ung thư ruột kết và trà được cho là có khả năng giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư hơn như: ung thư dạ dày, tụy, ung thư vú,…

Điểm khác biệt chính yếu giữa cà phê và trà nằm ở chỗ trà có chứa chất chống oxy hóa rất mạnh, có tên là ECGC. Cả trà và cà phê đều có chứa các chất chống oxy hóa nhưng trà xanh lại có hàm lượng ECGC khá cao, giúp đánh bại các phân tử hoạt tính (các gốc tự do), giúp giảm nguy cơ ung thư.

Huệ Trần
(theo Reader’s Digest)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày