Tri ân & phát huy tinh thần tự chủ dân tộc

Trong thời gian từ 28-7 đến 2-8-2010, tại Hà Nội và các vùng phụ cận, trong không khí trang nghiêm và hội tụ hùng khí linh thiêng của dân tộc nhân đất Thăng Long - Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng toàn thể các tầng lớp nhân dân có tín ngưỡng Phật giáo thuộc các dân tộc Việt Nam sẽ cử hành Đại lễ tri ân công đức các bậc tiền nhân đã có công lao to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, cầu nguyện quốc thái dân an hùng cường vững mạnh, thế giới hòa bình, người người an lạc.

 Nhân đây, Tuần lễ Văn hóa Phật giáo chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội gồm nhiều hoạt động đặc sắc sẽ được diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long và các trung tâm văn hóa ở thủ đô. GN trân trọng giới thiệu phần chính trong Diễn văn khai mạc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội của GHPGVN.

chuathanglong.jpg

 Chùa Báo Ân xưa ở kinh thành Thăng Long

Từ thời vua Hùng dựng nước, đất Phong Châu rộng lớn oai hùng, luôn luôn hướng về đồng bằng châu thổ sông Hồng màu mỡ phì nhiêu, định hướng tiến cho dân tộc và mở mang bờ cõi về phương Nam và biển Đông rộng lớn.

Đến thời đại Giao Châu, Tống Bình một thuở, thành Đại La xuất hiện hình thành, định vị trung tâm nước Việt. Dù có lúc Vạn Xuân tươi đẹp muôn năm, Long Biên - Rồng bay uốn khúc, Đại Cồ Việt oai hùng, Hoa Lư - Vườn hoa dân tộc, một khí thế từng bừng, hội tụ hồn thiêng dân tộc, nuôi dưỡng ý chí quật cường, phát triển đất nước bền vững, sánh vai cùng các nước lân bang. Từ đó, khi lên ngôi Hoàng đế, vua Lý Thái Tổ đã ban chiếu dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình về thành Đại La (1010), ở nơi ấy rồng vàng xuất hiện, vươn tới trời cao, vua đổi tên Đại La thành Thăng Long - Hà Nội ngày nay.

Trong 216 năm triều Lý, 175 năm đời Trần, kinh đô Thăng Long rực rỡ huy hoàng tráng lệ, phong quang, no ấm, dân giàu, nước mạnh về mọi mặt: văn hóa, kinh tế, chính trị, ngoại giao, quốc phòng được củng cố và có hướng phát triển về phía Nam và biển Đông. Với bối cảnh đất nước như trên, Phật giáo thời Lý, thời Trần được coi trọng như là tôn giáo của dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển đất nước Đại Việt quang vinh, huy hoàng dưới ánh sáng từ bi, trí tuệ, bình đẳng của giáo lý Phật đà.

Biết bao công trình văn hóa Phật giáo còn để lại cho dân tộc Việt Nam ngày nay. Chùa Diên Hựu - Một Cột, chùa Hưng Long, chùa Lý Triều Quốc Sư, chùa Hồng Phúc, Báo Thiên bảo tháp, chùa Quán Sứ, chùa Lánh (Chiêu Thiền), chùa Khai Quốc - Trấn Quốc bên Hồ Tây đẹp đẽ thơ mộng của thủ đô Hà Nội cũng như thời đại Hồ Chí Minh lịch sử tên vàng, ngàn sao lấp lánh, Ba Đình lịch sử với Lăng Hồ Chủ tịch uy nghiêm.

Ôi!

Thăng Long cảnh đẹp nên thơ

Tây Hồ trăng sáng ngẩn ngơ nhớ người.

Qua bao thăng trầm của lịch sử, biết bao sự biến thiên của thời cuộc, của vận nước, nhưng đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, Phật giáo Việt Nam luôn luôn là một trong thế đứng vững vàng, an nguy có nhau, chung sức chung lòng, dựng nước và giữ nước, giữ gìn hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Với tinh thần lịch sử oai hùng trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, thời chiến tranh cũng như thời bình, Phật giáo Việt Nam luôn luôn đồng hành với dân tộc, bám trụ, bám làng, bám vào lòng dân tộc để duy trì đạo mạch và phát huy Đạo, Đời tươi đẹp. Do hoàn cảnh chiến tranh ly tán, vì thế Đạo pháp cũng có phần suy yếu, cho nên mới có phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Dù vậy, Thăng Long - Hà Nội vẫn là cái nôi, là trung tâm Phật giáo cả nước, là trung tâm của Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam.

Sau một thời gian chia đôi đất nước, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Đại thắng vào mùa xuân năm 1975, nước nhà thống nhất, giang sơn nối liền một cõi, Bắc Nam sum họp một nhà. Lại một lần nữa Thăng Long - Hà Nội vẫn là trung tâm hội tụ của Phật giáo cả nước, của lịch sử 2.000 năm Phật giáo Việt Nam. Đại hội thống nhất Phật giáo cả nước tại chùa Quán Sứ - thủ đô Hà Nội - hình thành ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981.

chuathanglong-2.jpg

Tháp chùa asBáo Ân bên Hồ Gươm xưa

Qua gần 30 năm hoạt động, Phật giáo Việt Nam ngày nay đã phát triển huy hoàng trong lòng dân tộc Việt Nam, không những phát triển trong nước mà còn lan tỏa ra thế giới, khắp năm châu, bốn biển. Phật giáo Việt Nam ngày nay trong thời kỳ hội nhập, phát triển của thế kỷ XXI và những thế kỷ tiếp theo, góp phần xây dựng đất nước, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, củng cố hòa bình thế giới và chúng sinh an lạc.

Hướng tới chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với các cơ quan Trung ương và các địa phương, cùng toàn thể các tầng lớp nhân dân có tín ngưỡng đồng tổ chức Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhằm mục đích nêu cao truyền thống uống nước nhớ nguồn đối với các thế hệ tổ tiên đã có công xây dựng kiến tạo đất nước, thủ đô văn hiến Thăng Long - Hà Nội suốt chiều dài lịch sử của dân tộc và cầu nguyện nhân dân no ấm giàu mạnh an lạc, quốc gia thịnh trị phú cường, thế giới hòa bình.

Đại lễ diễn ra hôm nay tại địa điểm lịch sử này cũng là thời khắc tại Cộng hòa Liên bang Bra-xin, Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đang xem xét quyết định công nhận Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa của nhân loại thế giới. Với ý nghĩa đó, chúng tôi đề nghị tất cả quý vị đại biểu hiện diện tại đây, cũng như đồng bào cả nước nhất tâm hướng về Đại lễ để cầu nguyện mọi sự được thành tựu viên mãn.

Trong suốt một tuần diễn ra Đại lễ, giới Tăng Ni, Phật tử cả nước nhất tâm tổ chức cung nghênh Long vị Đức vua Lý Thái Tổ, Long vị các vương triều; cung nghênh Giác linh lịch đại Tổ sư có công với đất nước; chân linh các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ đất nước qua các thời kỳ, đặc biệt chúng ta tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như những vị lãnh đạo đất nước đã hy sinh, từ trần trong thời đại Hồ Chí Minh.

Với truyền thống hiếu hòa và giải thoát, lấy ân báo oán của giáo lý Đức Phật, với truyền thống bang giao hữu hảo, khép lại quá khứ đau thương, hướng tới tương lai tốt đẹp, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, giới Tăng Ni, Phật tử cả nước nhất tâm cầu nguyện siêu thoát đến tất cả các chân linh, chiến sĩ trận vong, đồng bào cơ cận, tử nạn, những quân nhân các nước đã từng tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam trước đây được siêu đăng nơi Phật quốc và cung tiễn chân linh quý vị được đoàn tụ về với gia đình nơi quý quốc.

Bên cạnh các hoạt động nghi lễ tâm linh, cầu an, cầu siêu, chúng tôi còn tổ chức nhiều hoạt động Phật sự có ý nghĩa thiết thực khác như: tổ chức triển lãm cổ vật Phật giáo có giá trị về nghệ thuật, văn hóa, lịch sử vô giá tồn tại mãi với thời gian; những hoạt động từ thiện xã hội để giúp đỡ các gia đình nghèo, khó khăn, các cháu học sinh, sinh viên vượt khó đã có kết quả thành tích tốt trong học tập và rèn luyện; tổ chức hội thảo với sự tham gia của hàng trăm học giả trí thức, giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam với chủ đề "Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội"; nhiều hoạt động thuyết giảng tại các trung tâm nhà văn hóa, khu du lịch, cũng như tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật Phật giáo thông qua các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, đêm hội hoa đăng mang dấu ấn 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội - Hội tụ và Phát triển bền vững.

Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, chúng ta cũng tự hào về con cháu Tiên Rồng, dân tộc Đại Việt oai hùng, Việt Nam anh dũng kiên cường trong suốt hơn 4.000 năm văn hiến, 2.000 năm Phật giáo Việt Nam và 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội hùng cường, là một trong những thủ đô có tuổi thọ lâu dài trên thế giới, vì thế, Hà Nội - thủ đô của nước Việt Nam chúng ta đang được Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Thủ đô vì Hòa bình. Chúng ta càng tự hào bao nhiêu, lại càng có trách nhiệm bấy nhiêu để phát huy tinh thần dân tộc, văn hóa lâu đời của tổ tiên, của người Việt Nam, đất nước Việt Nam thân yêu và Phật giáo Việt Nam trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa phong phú của nhân loại, nhưng vẫn giàu bản sắc văn hóa dân tộc Việt, luôn là biểu tượng của hòa bình, hạnh phúc thân yêu của chúng ta.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.

Thông tin hàng ngày