Trung Quốc: Lưu học sinh Việt Nam triển lãm thư pháp Việt

(GNO-Vũ Hán): Ngày 26 tháng 12 năm 2009, trường đại học Sư Phạm Hoa Trung thành phố Vủ Hán tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập viện Quan hệ Quốc Tế, trường đã tổ chức “Lễ hội Văn hoá Quốc Tế”.

Đây là lần đầu tiên trường tổ chức lễ hội văn hoá nhưng đã gây được sự chú ý của giới truyền thông, như Trường Giang Nhật Báo, Đài truyền hình của thành phố Vủ Hán, v.v...và đã để lại ấn tượng tốt cho bạn bè thế giới cũng như người dân địa phương, đặc biệt là giới sinh viên của trường và sinh viên của các trường lân cận. 

Lễ hội được diễn ra từ 8giờ-17 giờ  đến tham gia trong  hoạt động này là lưu học sinh của hơn 40 quốc gia khác nhau, mỗi gian hàng là một sự thu nhỏ nền văn hoá của một dân tộc, nỗi bật nhất là gian hàng giới thiệu về văn hoá dân tộc Việt Nam, “lưu học sinh Việt Nam với những trang phục cổ (chỉ áo tứ thân và áo dài khăn đóng ) tinh xảo, cổng trại là hai trụ gạch được tạo bằng xốp  trên  có ghi hai câu đối do một sinh viên Việt nam viết: Đức phúc trung trinh gia đình thịnh, Tài trí thanh liêm xã tắc vinh" đã mang lại sự thu hút cho lễ hôi.

thuphap1.jpg
thuphap2.jpg

Du học sinh khăn đóng áo dài với  thư pháp Việt Nam

thuphap3.jpg
thuphap4.jpg

Người Trung quốc đến xem du học sinh biểu diễn thư pháp tiếng Việt.

thuphap5.jpg

Giáo sư Mã Mẩn - Hiệu trưởng trường đại học Sư Phạm Hoa Trung

thuphap6.jpg

Du học sinh Việt Nam chụp ảnh lưu niệm

Các du học sinh Việt Nam ngoài việc mang đến hội trại những nét đẹp về văn hoá dân gian, các món ăn thuần Việt, họ còn mang đến cho hội trại một sự bất ngờ mà đầy thú vị. Đó là gian hàng Thư Pháp Việt, do Đại Đức Thích Huệ Niệm đảm trách, trong trang phục Ông đồ  đã biểu diễn những nét chữ Việt rồng bay phượng múa giữa nền trời Trung Hoa được bạn bè thế giới ngạc nhiên và yêu thích.

Lina - một du học sinh Ý hỏi với giọng đầy ngạc nhiên và hứng thú “ Tiếng Việt cũng viết được thư pháp à? Thật là tuyệt vời”,Qiuge - một du học sinh Mỹ thích thú bảo “Tiếng Việt có thể viết thư pháp, thế thì Tiếng Anh cũng có thể” và thầy đã viết tặng anh ta một câu “ Love is never say sorry”.

Giáo sư Mã Mẩn - Hiệu trưởng trường khi đến tham quan gian hàng thư pháp đã khen ngợi và động viên thầy Huệ Niệm hãy viết thật nhiều để tặng được nhiều bạn bè thế giới. Những nhà thư Pháp của trường khi đến xem và nhận xét “ mặc dù chúng tôi không hiểu nội dung là gì nhưng chúng tôi thưởng thức được cái đẹp của bút phong (nét đẹp trong thư pháp thữ Hán)”, Đại Đức rất tự hào và đã giải thích cho họ biết Thư pháp Việt ngoài bút phong đẹp ra còn có sự linh hoạt trong phong cách thể hiện những con chữ, đây là điều mà thư pháp Hán khó thực hiện.

Thư pháp Việt mặc được thịnh hành ở Việt Nam trong khoảng 10 năm nay, nhưng ban tổ chức của hội trại du sinh Việt nam đã quyết định đưa vào triển lãm và đã thực sự thành công, được bạn bè thế giới đón nhân, đặc biệt là sự khẳng định của những nhà thư pháp Trung Quốc. Đây là một niềm tự hào và sự khích lệ cho du học sinh Việt Nam tại trường nói riêng và Thư pháp Việt nói chung khi được triển lãm giữa các nền văn hóa quốc tế của các sinh viên đang lưu học tại thành phố Vũ Hán. 

Gian hàng triển lãm văn hoá dân tộc của các du học sinh Việt Nam đã để lại trong lòng bạn bè quốc tế một ấn tượng thật tuyệt vời về một dân tộc hài hoà mến khách mà họ hứa sẽ đến thăm trong một ngày gần nhất.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày