Trường Tiểu học Kiều Đàm Di do chư Ni Việt Nam thành lập ở quê hương của Đức Phật

Các em học sinh thành kính niệm Phật, đọc 5 giới căn bản trước khi vào lớp học
Các em học sinh thành kính niệm Phật, đọc 5 giới căn bản trước khi vào lớp học
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Với tấm lòng từ bi và sự quyết tâm, Ni trưởng Thích nữ Khiết Minh - Trụ trì chùa Kim Liên (quận 4, TP.HCM) đã xây dựng 3 ngôi trường Tiểu học mang tên vị Thánh Tổ Ni tại Ấn Độ dành cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ba ngôi trường: Vaisali Mahāprajāpāti (thành lập năm 2013), Bodhgaya Mahāprajāpāti (thành lập năm 2017), Kolhua Mahāprajāpāti thuộc Vaisali (thành lập năm 2018) hiện có hơn 2300 học sinh học theo chương trình Tiểu học chính quy của Chính phủ Ấn Độ.

Ngoài thời khóa chính quy, mỗi sáng trước khi vào lớp, giáo viên và học sinh đều trang nghiêm vân tập trước sân cờ quốc gia và cờ Phật giáo tuyên đọc Quy y Tam bảo và 5 điều đạo đức chân chánh căn bản trong nhà Phật. Sau đó, thầy trò có 15 phút thực tập thiền ở lớp hoặc ở sân trường.

Các em tọa thiền trước khi bắt đầu tiết học

Các em tọa thiền trước khi bắt đầu tiết học

Những ngày lễ hội lớn trong năm, chư Tăng tại Vaisali - Thượng tọa Nakasato (Trụ trì chùa Nhật Bản), Thượng tọa Chandarisi (Trụ trì chùa Thái Lan), Đại đức Chandawimala (Trụ trì chùa Tích Lan), chư Ni chùa Kiều Đàm Di hướng dẫn Phật tử quanh vùng, thầy cô giáo và các em làm lễ tưởng niệm nơi bảo tháp tôn trí xá-lợi Phật. Nghi lễ chính diễn ra trong những ngày lễ tưởng niệm này là xưng tán oai đức Tam bảo, phát nguyện nương tựa Tam bảo, thọ trì năm giới và thiền tập...

Được biết trong những ngày đại dịch Covid-19 trầm trọng, các trò thầm lặng lần lượt đến trường nhận bài tập về nhà làm. Bởi nơi vùng quê nghèo, nhiều thiếu tốn, cái ăn, cái mặc còn chưa đủ nói gì đến phương tiện máy móc, 3G, 4G, học online.

Điều làm Ni trưởng Trụ trì chùa Kiều Đàm Di (Vaisali, Bodhgaya) và chư Ni luôn trăn trở là còn rất nhiều bé muốn được cắp sách đến trường nhưng khả năng về cơ sở hạ tầng cũng như nhiều điều kiện khác không đủ nên Ban Giám đốc trường đành xét duyệt các hồ sơ nhập học giới hạn. Mỗi năm mới, có khoảng 700 hồ sơ các em nộp xin học nhưng trường chỉ tiếp nhận được 250 hồ sơ.

Dù còn nhiều khó khăn, Ban Giám đốc trường luôn cố gắng để có thể thiết lập chương trình giáo dục thế học trong môi trường Phật pháp nơi vùng quê Vaisali.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày