Từ thiện PG cần chuyên sâu, Tăng Ni cần hành trì...

TT.Thích Đạt Đức - Ảnh: Như Danh
TT.Thích Đạt Đức - Ảnh: Như Danh

GNO - “Từ thiện xã hội là một hoạt động rất tốt nhưng chủ yếu là làm theo cá nhân các tự viện, chưa mang tính tập thể Giáo hội. Do vậy, về mặt quản lý Giáo hội nên đưa ra các chương trình từ thiện phát triển về lâu dài, có định hướng như làm trường học miễn phí, xây dựng nông thôn... trên nền tảng phục vụ nhân sinh thì ngành then chốt này sẽ phát triển bền vững hơn” - đó là góp ý của TT.Thích Đạt Đức, Trưởng BTS GHPGVN Q.Tân Bình (TP.HCM).

Thượng tọa chia sẻ, năm nào làm từ thiện cũng được báo cáo thực hiện mấy ngàn tỷ nhưng thực chất là của cá nhân tự viện - rải rác các quận, huyện, chưa có một kế hoạch phát triển dài hơi hơn, bền vững.

Đa số khi có sự kiện gì xảy ra là vận động tức thời, không có một chương trình dài hạn, xuyên suốt… “mà ai cũng có tâm từ thiện cả”. Đặc biệt, không nên “ôm đồm mà phải biết giao việc và có định hướng cho người được giao trách nhiệm” - TT.Đạt Đức bày tỏ.

Về các bài giảng pháp trên mạng cũng được Thượng tọa rất quan tâm, cụ thể Thượng tọa gợi ý Giáo hội nên có một kênh kiểm soát các bài giảng của chư tôn đức.

“Bây giờ nhiều phương tiện hiện đại nên Phật tử tiếp cận giáo lý rất dễ dàng, nhưng có quá nhiều nguồn thông tin không chính thống, nhất là trên mạng internet, đó là một cái khó, Phật tử đâu biết cái nào là đúng cái nào là sai với giáo lý Phật. Nên cũng mong Giáo hội có một kênh kiểm soát - để cá nhân, tập thể nào thuộc Giáo hội muốn đăng gì thì phải thông qua đó” - Thượng tọa kỳ vọng.

Ngoài ra, vấn đề được Thượng tọa đặc biệt quan tâm là về quản lý Tăng Ni, “Người xuất gia phải thể hiện được mình là người xuất gia, vì hiện nay nhiều khi Tăng Ni làm nhiều Phật sự quá, tự bản thân đánh mất đi hình ảnh của người xuất gia, tự bản thân lầm tưởng việc đó là việc của Phật, nhưng đâu ngờ nó rất đời”.

Đối với Giáo dục Tăng Ni thì không chỉ về kiến thức mà cả về tu tập hành trì, và phải có thực nghiệm. “Giờ kiến thức dùng để đối đãi thì được chứ chuyên sâu thì yếu; ở ngoài đời người ta chạy theo bằng cấp, đương nhiên chúng ta không phải bỏ bằng cấp nhưng bằng cấp chỉ để đối trị, quan trọng nội tâm chứng nghiệm mới có thể phát triển hoằng pháp về sâu xa được” - Thượng tọa trăn trở.

Như Danh

* Cùng bạn đọc:

Từ ngày 26-10, Giác Ngộ online mong muốn được đón nhận những gửi gắm của chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử, bạn đọc tới GHPGVN nhân kỷ niệm 35 năm thành lập (1981-2016). Những gửi gắm để Giáo hội kiện toàn hoạt động sắp tới, những mong mỏi, trăn trở với những hoạt động đã qua xin hoan hỷ gửi về: baogiacngo@yahoo.com. Trân trọng đón chào!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày