Tưởng niệm Tiểu tường Ni trưởng Thích nữ Như Giác và dâng pháp y cúng dường chư Tăng, Ni

Giác linh đài Ni trưởng Thích nữ Như Giác tại chánh điện Quan Âm tu viện - Ảnh: Bảo Toàn/BGN
Giác linh đài Ni trưởng Thích nữ Như Giác tại chánh điện Quan Âm tu viện - Ảnh: Bảo Toàn/BGN
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Sáng nay, 22-7 (5-6-Quý Mão), tại Quan Âm tu viện (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), môn đồ pháp quyến trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm Tiểu tường Ni trưởng Thích nữ Như Giác, Chứng minh Phân ban Ni giới Q.Phú Nhuận, viện chủ Quan Âm tu viện.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Đệ nhất Phó Pháp chủ GHPGVN quang lâm thắp hương cầu nguyện

Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Đệ nhất Phó Pháp chủ GHPGVN quang lâm thắp hương cầu nguyện

Quang lâm chứng minh có Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Niệm, Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh; Trưởng lão Hòa thượng Thích Huệ Minh, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Hùng, đồng Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh; Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Trưởng lão Hòa thượng Thích Huệ Văn, đồng Thành viên Hội đồng Chứng minh;

Chư tôn đức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Hòa thượng Thích Huệ Trí, cùng chư tôn đức Văn Phòng II T.Ư, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM và các tỉnh thành; Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức và các quận, huyện; môn phái tổ đình Vĩnh Nghiêm và chư tôn đức trụ trì các tự viện.

Chư tôn đức giáo phẩm niêm hương cầu nguyện

Chư tôn đức giáo phẩm niêm hương cầu nguyện

Sau lễ cúng ngọ và tiến Giác linh do Hòa thượng Thích Thiện Thái, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Q.Bình Tân đương vị sám chủ thực hiện, chư tôn đức giáo phẩm quang lâm Giác linh đường niêm hương cầu nguyện Giác linh Ni trưởng Thích nữ Như Giác cao đăng Phật quốc.

Phật tử Trần Thị Bạch thay lời đạo tràng Phật tử Quan Âm tu viện tác bạch dâng pháp y cúng dường lên chư tôn đức. Được biết, pháp y dâng cúng lần này là thực hiện ký kết giữa Ban Văn hóa T.Ư và Phân ban Ni giới T.Ư, để lan tỏa bốn đề án mà Ban Văn hóa T.Ư đang thực hiện.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Niệm ban đạo từ trong lễ dâng y

Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Niệm ban đạo từ trong lễ dâng y

Ban đạo từ, Trưởng lão Hòa thượng Thích Như Niệm nhắc lại những tích xưa liên quan đến văn hóa và truyền thống hiếu đạo của người con dân đất Việt. Đồng thời, Hòa thượng tán thán hàng Phật tử hộ trì tứ sự cúng dường ngoại hộ cho chư Tăng, Ni trong mùa An cư kiết hạ.

Hòa thượng Thích Lệ Trang và chư tôn đức quang lâm cầu nguyện

Hòa thượng Thích Lệ Trang và chư tôn đức quang lâm cầu nguyện

Trước đó, Hòa thượng Thích Lệ Trang, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Thượng tọa Thích Giác Dũng, Thượng tọa Thích Thanh Phong cùng chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự Phât giáo TP đã quang lâm thắp hương cầu nguyện.

Theo tiểu sử, Ni trưởng Thích nữ Như Giác, thế danh Nguyễn Thị Dần, sinh năm Bính Dần (1926), tại xã Quang Bình, H.Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, trong một gia đình có 6 anh em gồm 5 trai, 1 gái, có truyền thống thờ kính Tam bảo.

Hòa thượng Thích Thiện Thái, sám chủ thực hiện nghi thức cầu nguyện

Hòa thượng Thích Thiện Thái, sám chủ thực hiện nghi thức cầu nguyện

Năm 1941, Ni trưởng đến chùa Hoằng Pháp (Kiến An, Hải Phòng) bái Hòa thượng Ngộ Chân Tử làm nghiệp sư, xuất gia tu học theo hệ phái Đại đạo sư, được Hòa thượng bổn sư ban pháp danh Huệ Giác.

Vài năm sau đó, Ni trưởng xin chuyển về chùa Tây Khánh (Cao Mại, Thái Bình) tu học, được một thời gian thì Hòa thượng Nghiệp sư gọi về chùa Hoằng Pháp.

Năm 1945, khi miền Bắc xảy ra chiến tranh ác liệt, nạn đói hoành hành, người chết la liệt, Hòa thượng nghiệp sư quyết định đưa Ni trưởng cùng chúng đệ tử di cư vào miền Nam hoằng hóa.

Ni sư Thích nữ Huệ Đức và môn đồ pháp quyến thành kính tưởng niệm

Ni sư Thích nữ Huệ Đức và môn đồ pháp quyến thành kính tưởng niệm

Năm 1961, nguyện vọng muốn được thọ giới để tu tập, trau dồi thân tâm nên Ni trưởng xin phép Hòa thượng nghiệp sư đến đảnh lễ Ni trưởng thượng Chí hạ Kiên làm thầy y chỉ, được Ni trưởng cho phép thọ giới Sa-di-ni rồi Thức-xoa-ma-na, đồng thời xin nhập chúng chùa Từ Nghiêm để thuận lợi cho việc tu học và hành đạo.

Năm 1968, Ni trưởng thọ giới cụ túc tại chùa Pháp Quang (TP.HCM), được ban pháp hiệu là Như Giác.

Trong Pháp nạn đấu tranh năm 1963, Ni trưởng khi ấy còn là vị tập sự xuất gia, đã được đến chùa Phước Hải (Q.10, TP.HCM) để lo việc thị giả cho chư tôn đức tại Viện Hóa đạo và được cắt cử trông nôm, nhang đèn tại Quan Âm tu viện, dần phát triển ngôi tự viện đơn sơ tại cù lao sông nước.

Phật tử thành kính dâng pháp y cúng dường

Phật tử thành kính dâng pháp y cúng dường

Là người thích hạnh độc cư, Ni trưởng đã mua đất để cất cốc tu học. Năm 1972 kiến tạo nên tự viện đặt tên Kiều Đàm. Đến năm 1998, chùa Kiều Đàm đã phải di dời và Ni trưởng được môn phái Vĩnh Nghiêm cử về lại Quan Âm tu viện để đảm nhận trách nhiệm trụ trì.

Trong cuộc đời và đạo nghiệp hành đạo của mình, Ni trưởng Như Giác để lại nhiều dấu ấn lợi tha với tâm nguyện hành Bồ-tát đạo, với đồ chúng dạy răn nghiêm nghị, với tín đồ dung dị hài hòa.

Ngoài ra, Ni trưởng còn cho mở Tuệ Tĩnh đường tại Quan Âm tu viện, lập chùa Văn Môn tại trại phong Văn Môn (tỉnh Thái Bình), thành lập đội dâng hoa để phục vụ đại lễ tại các tự viện, chỉ đạo mở các khóa tu học tại tu viện Quan Âm...

Bảo tháp nơi lưu giữ xá-lợi của Ni trưởng tại Quan Âm tu viện

Bảo tháp nơi lưu giữ xá-lợi của Ni trưởng tại Quan Âm tu viện

Ni trưởng Thích nữ Như Giác viên tịch lúc 12 giờ 30 ngày 3-8 (nhằm mùng 5 tháng 7 Nhâm Dần) thọ 97 năm, với 55 hạ lạp.

Dịp này, Ni sư Thích nữ Huệ Đức, trụ trì Quan Âm tu viện và Ni chúng đã thiết lễ trai tăng cúng dường.

Ni sư Thích nữ Huệ Đức, trụ trì Quan Âm tu viện tác bạch cúng dường

Ni sư Thích nữ Huệ Đức, trụ trì Quan Âm tu viện tác bạch cúng dường

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày