Ưu tư về việc đeo tượng Phật

Ảnh sưu tầm, chỉ mang tính minh họa
Ảnh sưu tầm, chỉ mang tính minh họa

GN - Hiện tôi rất băn khoăn vì có ý kiến cho rằng, đeo tượng Phật rồi vào nhà vệ sinh, lúc đi ngủ v.v… sẽ vô tình bị tổn giảm phước báo.

HỎI: Tôi là nữ Phật tử, rất thích đeo tượng Phật hay dùng những trang sức liên quan đến các biểu tượng Phật giáo như chuỗi hạt. Hiện tôi rất băn khoăn vì có ý kiến cho rằng, đeo tượng Phật rồi vào nhà vệ sinh, lúc đi ngủ hoặc dùng tượng Phật với mục đích “trang trí” v.v… sẽ vô tình bị tổn giảm phước báo, gặp những điều xấu ở tương lai. Mong được quý Báo giải thích để tôi hiểu rõ hơn về vấn đề này.

(ĐOÀN NHI,  nhilovejae@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Đoàn Nhi thân mến!

Hiện có hai quan điểm về việc đeo tượng Phật. Quan điểm thứ nhất (theo kinh luật),  đeo tượng Phật thì rất tốt, nhưng khi vào những nơi dơ uế, làm những việc thiếu tôn nghiêm thì phải cất tượng Phật, nếu không sẽ bị tổn phước. Quan điểm thứ hai (theo lòng thành), đeo tượng Phật với tâm thành kính ở mọi lúc mọi nơi, nếu có gì khinh suất thì mong Ngài lượng thứ.

Thiết nghĩ, bất tịnh vốn là bản chất của các pháp nên quan trọng ở tâm thành. Bạn vì kính mến Phật, muốn được che chở, ở gần Ngài mọi lúc mọi nơi, trong tinh thần từ bi hỷ xả thì vẫn có thể chấp nhận được.

Đối với vấn đề dùng tượng Phật với mục đích “trang trí” như treo tranh hay phù điêu hình Phật, đặt tượng Phật nghệ thuật trong phòng khách, trên bàn làm việc… để thường nhìn thấy, nhằm nhắc nhở mình học theo hạnh Phật sẽ không có gì tổn phước. Đeo chuỗi hạt như một món đồ trang sức nhưng vẫn có tác dụng nhắc nhở mình là Phật tử để bỏ ác làm lành, lại càng nên.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
|(tuvangiango@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.
Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

GNO - Khi một thành viên của gia đình và cộng đồng vĩnh viễn ra đi, người ta cần đưa tiễn họ với một số vật dụng thân thiết, để họ có cơ hội dùng tới. Tục tin quỷ của người Việt như thế đã tồn tại lâu đời, trước khi Phật giáo truyền vào và Tự Thiếu Tôn ghi lại.

Thông tin hàng ngày