Văn bản Phật giáo cổ đại của Hàn Quốc được công nhận Di sản tư liệu thế giới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1185 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1185 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Samguk-yusa (Tam quốc Di sự), một văn bản ra đời vào thế kỷ XIII được viết bởi nhà sư Phật giáo Hàn Quốc nổi tiếng Il-yeon.

Đây là một trong 3 văn bản lịch sử của Hàn Quốc được ghi vào danh sách Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO (còn được gọi là Chương trình Ký ức Thế giới).

Cục Quản lý Di sản văn hóa Hàn Quốc vừa qua đã thông báo rằng Samguk-yusa và hai tư liệu khác nữa đã được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trong một cuộc họp chính thức kéo dài ba ngày của Ủy ban Ký ức Thế giới về châu Á và Thái Bình Dương của UNESCO tại Andong, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc.

Hai di sản khác cũng được đưa vào danh sách là:

- Naebang-gasa (내방가사: Nội phòng ca từ) là một tuyển tập tác phẩm văn học do những người phụ nữ viết vào cuối thời Joseon (1392-1910), ghi lại hiện thực cuộc sống của họ trong một xã hội do nam giới thống trị.

- Khoảng 220.000 tài liệu, ảnh và ấn phẩm liên quan đến nỗ lực làm sạch thảm họa tràn dầu xảy ra ở tỉnh Chungcheong Nam năm 2007. Các tài liệu mô tả sự hợp tác giữa khối nhà nước và tư nhân để khắc phục thảm họa môi trường.

Samguk-yusa (삼국유사) là một ghi chép lịch sử do nhà sư Phật giáo Il-yeon (Nhất Nhiên) biên soạn vào năm 1281 dưới triều đại Goryeo (918-1392). Cuốn sách bao gồm các câu chuyện Phật giáo, tài liệu lịch sử, truyền thuyết, văn hóa dân gian và các tài liệu khác liên quan đến thời kỳ Tam Quốc cổ đại (57 trước Tây lịch - 668 sau Tây lịch).

Cuốn sách được biên soạn thành 5 tập và 9 phần tại ngôi chùa Ingaksa.

Một số phần của Samguk-yusa tập trung vào sự phát triển của Phật giáo trong thời đại Tam Quốc; mô tả hình ảnh chùa chiền và Phật giáo; các câu chuyện về những nhà sư nổi tiếng thời đại Silla (57 trước Tây lịch - 935 sau Tây lịch); những câu chuyện về sự mầu nhiệm liên quan đến Phật giáo trong thời kỳ Silla; các câu chuyện về sự kính tín Tam bảo; truyền thuyết về các nhân vật nổi bật của Phật giáo; và những câu chuyện dân gian về lòng hiếu thảo và đạo đức Phật giáo.

Chương trình Ký ức thế giới (MoW) của UNESCO là một sáng kiến quốc tế nhằm bảo vệ di sản tư liệu của nhân loại không bị mất mát và hư hoại. Di sản tư liệu thế giới bao gồm bộ sưu tập các tài liệu, bản thảo, các loại hình truyền khẩu, tài liệu nghe nhìn và hồ sơ lưu trữ có giá trị. Danh sách khu vực của chương trình bao gồm các tư liệu hoặc tác phẩm có ảnh hưởng đến 5 khu vực trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày