Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổng kết Phật sự

Chư tôn đức chứng minh hội nghị
Chư tôn đức chứng minh hội nghị
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 28-1, lễ tổng kết Phật sự năm 2020 của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã diễn ra tại trụ sở của Viện (phường 4, quận Phú Nhuận, TP.HCM).

Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Tăng sự T.Ư; Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam quang lâm chứng minh buổi lễ; chư tôn đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử thành viên Viện tham dự.

Thượng tọa Thích Tâm Đức phát biểu khai mạc

Thượng tọa Thích Tâm Đức phát biểu khai mạc

Sau phát biểu khai mạc của Thượng tọa Thích Tâm Đức, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Viện trưởng Thường trực; Thượng tọa Thích Giác Hoàng, Ủy viên Hội đồng trị sự, Tổng Thư ký Viện báo cáo kết quả đạt được trong năm 2020.

Theo đó, Viện đã in ấn hoàn thành các ấn phẩm: kinh Trường bộ, kinh Trung bộ, kinh Tương ưng bộ, kinh Tăng Chi bộ do cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu dịch; tổ chức và tham gia trên 10 hội thảo khoa học chuyên về Phật giáo, Phật học; kết hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM tổ chức lớp Cử nhân Báo chí và Nhân học tôn giáo; các trung tâm trực thuộc tổ chức các khóa học về Khmer ngữ, lớp Sơ cấp Pāli, đào tạo Tăng Ni dịch thuật, tiếng Hán cổ ngắn hạn, tiếng Hán hiện đại ngắn hạn, tiếng Phạn ngắn hạn, Thạc sĩ Tôn giáo, Sư phạm Ngữ văn, Anh văn Phật giáo…

Đặc biệt, tập thể chư tôn đức và cư sĩ, nhà nghiên cứu thuộc Viện đã biên tập, biên dịch, ấn hành gần 50 đầu sách nghiên cứu về Phật học trên nhiều phương diện khác nhau.

Thượng tọa Giác Hoàng báo cáo

Thượng tọa Giác Hoàng báo cáo

Trong năm 2021, Viện sẽ tiếp tục tập trung một số hoạt động chủ đạo như: hoàn tất ấn hành Thánh điển Phật giáo Việt Nam Nam truyền, tiếp tục ấn hành bộ A-hàm, Bản Duyên; tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập Viện nghiên cứu; tổ chức Hội thảo 40 năm thành lập Giáo hội; khởi động lại các hội thảo đã có kế hoạch từ năm 2020 như Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh - Lịch sử hình thành và phát triển”; biên soạn và phiên dịch các tác phẩm văn hóa, lịch sử Phật giáo từ ngôn ngữ Hán, Anh sang Việt.

Tại buổi lễ, Viện đã trao quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phiên dịch Phật học do Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng làm Giám đốc và bổ sung nhân sự cho Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, đặc trách Di sản Văn hóa Phật giáo do Ni sư Thích nữ Hạnh Tâm, Phó Giám đốc Thường trực Trung tâm phụ trách.

Trao quyết định thành lập Trung Tâm Nghiên cứu và Phiên dịch Phật học và bổ sung nhân sự Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, đặc trách Di sản Văn hóa Phật giáo

Trao quyết định thành lập Trung Tâm Nghiên cứu và Phiên dịch Phật học và bổ sung nhân sự Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, đặc trách Di sản Văn hóa Phật giáo

Phát biểu đúc kết, Hòa thượng Thích Giác Toàn tán thán sự nhiệt tâm của chư tôn đức Tăng Ni, cư sĩ, nhà nghiên cứu, quý học giả đối với hoạt động của Viện. Hòa thượng chia sẻ, năm qua, mặc dù khó khăn do dịch Covid, nhưng những thành viên của Viện cũng như các Trung tâm trực thuộc đã cố gắng để hoàn thành 4/20 ấn phẩm dự kiến hoàn thành.

Hòa thượng cũng đã chỉ đạo các Trung tâm cần tăng cường hơn nữa, để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, để công việc của Viện ngày một phát triển, không cô phụ sự tin tưởng của Hội đồng Trị sự giao phó.

Cuối cùng, Hòa thượng Viện trưởng nhấn mạnh: “Sứ mệnh quan trọng nhất của Viện trong nhiệm kỳ 2017-2022 là hoàn thành bộ Thánh điển Phật giáo Việt Nam, mong được sự chung tay từ tất cả chư tôn đức và cư sĩ thành viên”.

Hòa thượng Thích Giác Toàn phát biểu đúc kết

Hòa thượng Thích Giác Toàn phát biểu đúc kết

Dịp này, Trung ương Giáo hội, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã trao tặng nhiều bằng Tuyên dương công đức, Bằng công đức đến các cá nhân, tập thể của Viện đã có nhiều đóng góp trong công tác Phật sự suốt năm qua.

Hội đồng Trị sự và Viện Nghiên cứu tặng bằng Tuyên dương Công đức và Bằng Công đức

Hội đồng Trị sự và Viện Nghiên cứu tặng bằng Tuyên dương Công đức và Bằng Công đức

Quang cảnh hội nghị

Quang cảnh hội nghị

Đảnh lễ Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện trưởng sáng lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Đảnh lễ Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện trưởng sáng lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam có 2 Phân viện, gồm Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội và Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer; 11 trung tâm: Trung tâm Pāli học, Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang, Trung tâm Nghiên cứu và Dịch thuật Hán truyền, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Phật giáo Bắc truyền, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Phật giáo Nam truyền, Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Văn học Phật giáo Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới Phật giáo, Trung tâm Phiên dịch Phật học Anh-Việt; Trung tâm Dịch thuật Trí Tịnh; Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo.

Ngoài ra, trong cơ cấu tổ chức Viện còn có Ban Kinh tế tài chánh và Ban Ấn hành kinh sách.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày