Viết về Trịnh

Giác Ngộ - Lại viết về Trịnh, như một chia sẻ hay cũng là để tìm về chính mình, để suy nghiệm và tìm kiếm những điều đã thẩm thấu từ những ca từ của ông.

Nhớ Trịnh là nhớ những suy nghiệm của chính mình qua những triết lý như “ở trọ” với kiếp nhân sinh vô thường, sinh tử nằm trong hơi thở, hôm nay hoặc nói gần thì ngay hiện tại này đang sống nhưng biết sau hơi thở ấy có còn?

Ca từ ví von, đi từ xa đến gần của Trịnh, từ “Con chim ở đậu cành tre/ Con cá ở trọ trong khe nước nguồn” và rồi Trịnh (hay con người) thì ở trọ giữa nhân gian này. Hát bài đó để ngộ ra rằng: sống kiếp “ở trọ” thì có cần phải đua chen? Có cái gì mình mang đi sau khi chết không? Câu hỏi khắc khoải ấy đáng để giật mình và nhận chân ra cái sống hạn định của kiếp người, biết vậy để sống tốt hơn.

Ảnh minh họa

Hay một triết lý khác, nhân văn mà chắc chỉ có Trịnh mới nghĩ tới: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”. À, thì sỏi đá tưởng vô tri nhưng hóa ra cũng hữu tình huống nữa là con người. Sỏi đá, cũng có thể là hình tượng của một con người cằn cỗi, thiếu chất sống, nhưng rồi họ cũng sẽ nẩy mầm yêu thương thôi, nếu biết tưới tẩm đúng chỗ.

Có lúc tôi nghĩ rằng mình đơn độc, sống thu mình giữa bộn bề âu lo và sợ hãi thì chính chất nhạc, chất nhân bản của Trịnh đã tưới tẩm hạt giống say đời, làm mờ nhòe ý nghĩ suy ấu trĩ của mình, vực dậy những mạnh mẽ, thương yêu để biết sống là sẻ chia.

Lại nói về triết lý sẻ chia ấy, tôi nhớ lời bài hát với đôi câu quen thuộc mà mỗi lúc đi đường hay nghĩ về những kiếp người đau khổ tôi vẫn hát: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, làm gì em biết không. Để gió cuốn đi…”. Thế là lại thấy yêu đời, yêu người và mở lòng bao dung hơn.

Lời nhắc ấy thiết nghĩ đơn giản nhưng khi nó đặt vào ca từ của Trịnh thì lại trở thành một thứ tôn giáo, một giáo lý có khả năng chuyển hóa tâm thức của con người.

Hát Trịnh, hát “điệp khúc” ấy để rồi nghĩ tới hai câu thơ: “Hương các loài hoa không thể bay ngược gió/ Hương người đức hạnh ngược gió bay muôn phương”.

Đấy, chính là Trịnh đó, một con người mang chất Việt, dòng máu Việt với tình yêu con người - đức hạnh đáng tôn quý, và cũng chính vì đức hạnh ấy mà Trịnh và nhạc Trịnh đã vượt không gian, thời gian bay đi khắp muôn phương để “tưới tẩm” những tâm hồn khô héo, hay là cứu chuộc cho những trái tim lạnh lẽo, suốt một quãng đời chỉ biết nghĩ tới chiến tranh, chết chóc. Trên cơ sở cứu chuộc ấy, tất cả những thân phận “ở trọ trần gian” cùng nắm tay nhau hát vang bài “Nối vòng tay lớn” trong tinh thần cộng sinh, hòa bình…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sà lan chở nước ngọt từ Đồng Tháp về xã đảo Hưng Phong, H.Giồng Trôm, Bến Tre để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn

Vận chuyển nước ngọt bằng sà lan để hỗ trợ bà con vùng hạn mặn H.Giồng Trôm, Bến Tre

GNO - Được sự tài trợ của đoàn thiện nguyện tại TP.HCM do anh Huỳnh Trung Nghĩa làm trưởng đoàn, Đại đức Thích Vạn Bình, trụ trì Phước Long cổ tự (H.Giồng Trôm, Bến Tre) đã phối hợp với UBND xã đảo Hưng Phong tổ chức trao nước ngọt và thùng nhựa cho bà con tại địa phương vào ngày 23-4 vừa qua.
Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.

Thông tin hàng ngày