Bạc Liêu: Khởi công xây dựng thiền tự Vạn Thiện

GNO - Sáng 18-9-Giáp Ngọ (11-10-2014), tại Ấp Tràm 1, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, chư tôn đức Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cùng chư tôn đức Tăng Ni các cơ sở thờ tự trong và ngoài tỉnh và gần 1.000 Phật tử gần xa đã tham dự buổi lễ công nhận và khởi công xây dựng thiền tự Vạn Thiện.

Quy su thuc hien nghi thuc le.jpg


Nghi thức tâm linh khởi công xây dựng thiền tự Vạn Thiện

Cách đây nhiều năm, mảnh đất hơn 3000 m2 này là một khu vườn của gia đình Phật tử Chánh Đức Ngộ và Chơn Tỉnh Liên. Sau một thời gian, nhận thấy tại địa phương cần có một ngôi thiền tự - góp phần cùng Giáo hội tạo điều kiện cho chư tôn đức tu tập, nên gia đình đã phát tâm cúng dường và xây dựng ngôi thiền tự với số tiền ban đầu hơn 4 tỷ đồng.

Tại buổi lễ, chư tôn đức Tăng Ni và đông đảo Phật tử đã nghe nội dung quyết định của UBND tỉnh Bạc Liêu, công nhận thiền tự Vạn Thiện là cơ sở của Giáo hội Phật giáo tỉnh. Tiếp đó 10 cơ sở thờ tự trong tỉnh cũng được công nhận nhân dịp này. ĐĐ.Thích Khả Kiến, trụ trì thiền tự đã trình bày quá trình hình thành và xây dựng, đồng thời cũng nói sẽ nỗ lực cùng Phật tử để xây dựng, hoàn thành theo dự định để sớm đưa hoạt động Phật sự đi vào nề nếp.

Sau đó, chư tôn đức đã thực hiện nghi thức lễ khởi công, cầu nguyện cho thiền tự Vạn Thiện và Phật tử tham dự được an lạc: sở cầu tất ứng, sở nguyện đắc thành.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày