Bài học từ dịch bệnh Corona

0:00 / 0:00
0:00

GNO - Kiếp nhân sinh ngắn ngủi, một đời người khi cận kề với cái chết mới nhận ra điều gì đáng trân quý. Tiền bạc, của cải chỉ là vật chất bên ngoài, nhưng ta cứ mải miết đuổi theo mà quên đi những giây phút hiện tại của cuộc sống.

Rồi bỗng một ngày, con virus Corona xuất hiện. Nó đi đến đâu, sức tàn phá đến đó. Nó len lỏi vào mọi ngóc ngách trên mỗi quốc gia khiến con người bất an, khổ sở vì nó. Con người phải loay hoay tìm đủ mọi cách để đối phó với nó, bảo vệ bản thân mình.

Dịch bệnh xảy ra như một kiếp nạn của nhân loại, cướp đi hàng trăm, hàng nghìn sinh mệnh của con người. Giữa những trống trải, phiền muộn đó khiến ta giật mình nhìn lại mọi việc diễn ra trong đời.

Đời người vốn vô thường. Chỉ một hơi thở ra không trở vào nữa thì đã qua đời khác. Mọi việc thoáng chốc thay đổi, chẳng có gì tồn tại mãi với thời gian. Cho dù giàu sang, sung sướng nhưng khi chết rồi không mang theo được bất cứ thứ gì. Vậy sao khi còn sống, ta không thử tìm nguồn vui từ "sự cho đi": bố thí, sẻ chia, giúp đỡ cho người khổ nghèo, vất vả quanh mình. Ấy cũng là tích phước làm hành trang cho ngày nhắm mắt xuôi tay.

Dịch bệnh xảy ra, có những gia đình chia ly người thân mà không được gặp mặt, tiễn đưa lần cuối. Nỗi đau này ai thấu? Bởi vậy, khi chúng ta còn được ở cạnh người thân của mình thì cố gắng dành cho nhau những tình cảm chân thành nhất để mai này ta không phải hối tiếc một điều gì. Đừng tốn thời gian vào việc chỉ trích, giận hờn, thù oán nhau mà hãy bỏ qua cho nhau, mỉm cười nhìn nhau.

Khoảnh khắc dễ thương của hai bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi - Ảnh: Ngô Trần Hải An

Khoảnh khắc dễ thương của hai bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi - Ảnh: Ngô Trần Hải An

Dịch bệnh xảy ra, chúng ta mới thấy rõ những tấm lòng từ bi, vô ngã quanh mình. Đó là những thiên thần áo trắng, những tình nguyện viên đã dấn thân vào những vùng tâm dịch để kịp thời hỗ trợ, cứu chữa các bệnh nhân. Họ đã hy sinh bản thân, gồng mình chịu nóng bức trong những bộ đồ bảo hộ, cạn kiệt năng lượng với những giờ làm việc căng thẳng, quá tải và cả những thiếu thốn về tiện nghi sinh hoạt... Họ lên đường để lại phía sau lưng mái ấm gia đình, cha mẹ già, ánh mắt, nụ cười con thơ... Họ đã hy sinh tất cả để chung tay, góp sức cùng nhau vượt qua đại dịch. Họ thật cao thượng biết bao!

Dịch bệnh xảy ra, những con người hoàn toàn xa lạ trên khắp mọi miền đất nước lại đoàn kết, yêu thương nhau nhiều hơn. Người có của góp của, người có công góp công, người có nhiều góp nhiều, người có ít góp ít… Chúng ta đã nhường cơm, sẻ áo cho nhau để qua lúc ngặt nghèo.

Và khi dịch bệnh xảy ra, chúng ta thấy được rằng, tuy ta không thể làm chủ, điều khiển được vạn vật mà phải chịu sự chi phối của vô thường, cũng như ta không thể trốn tránh được cái khổ của kiếp người. Nhưng ta có thể thay đổi cách nhìn nhận và thái độ sống của chính mình để biết trân trọng nhau, sống cho nhau, vì nhau. Như vậy, xã hội sẽ tốt đẹp hơn; đời sống, tâm tình của con người sẽ biến chuyển với những nguồn năng lượng tích cực hơn.

Bài viết về Sài Gòn mùa giãn cách của bạn xin gửi về email onlinegiacngo@gmail.com, toasoan@giacngo.vn, sẽ được chọn đăng trên Giác Ngộ Online và báo in Giác Ngộ (Chủ đề xin ghi: Sài Gòn mùa giãn cách).

Tòa soạn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày