"Báo Giác Ngộ còn là tư liệu nghiên cứu Phật học"

GNO - Đó là nhận định của Ni sư Thích nữ Như Hiền, Phó Phân ban Ni giới GHPGVN TP.HCM Q.6, Ủy viên Phân ban Ni giới TP.HCM, trụ trì chùa Bồ Đề Lan Nhã (Q.6, TP.HCM) về báo Giác Ngộ sau 17 năm đồng hành xuyên suốt trong từng ấn phẩm tuần báo của Giác Ngộ.

40.NS.TN Nhu Hien.JPG


Mỗi buổi tối, trước giờ chỉ tịnh, Ni sư Như Hiền đều dành thời gian để đọc báo Giác Ngộ

Nói về báo Giác Ngộ, Ni sư mở lời: “Từ hồi về chùa Bồ Đề Lan Nhã trụ trì là đăng ký báo Giác Ngộ đọc luôn đến tận bây giờ. Tôi thích đọc Giác Ngộ lắm. Báo Giác Ngộ giá rẻ mà nội dung hay nên 17 năm qua, tôi luôn đọc Giác Ngộ.

Đối với báo Phật giáo, tôi luôn ưu tiên đọc báo Giác Ngộ. Tất cả các chỉ đạo điều hành của Giáo hội đều có đăng tải chính xác, đầy đủ, nhanh chóng trên Giác Ngộ. Nhờ đọc báo Giác Ngộ mà tôi nắm bắt kịp thời các chỉ đạo của quý Hòa thượng ở Thành hội, Giáo hội để hướng dẫn Phật tử tu tập theo đúng chánh pháp. Thế nên, dù không có nhiều thời gian, nhưng tôi vẫn tranh thủ để đọc, không bỏ sót quyển nào hết”.

“Mỗi buổi tối, trước khi chỉ tịnh, tôi đều chèn thời gian để đọc báo Giác Ngộ. Vì không có nhiều thời gian nên một tờ báo Giác Ngộ, có khi, tôi đọc cả tuần mới hết nội dung”, Ni sư chia sẻ. Cứ thế, mỗi tuần một tờ Giác Ngộ là vừa đủ thời gian để Ni sư tiếp cận thông tin về Phật giáo, cập nhật bài giảng, nội dung văn hóa cho mình...

Cũng giống như bao bạn đọc của báo Giác Ngộ, mở tờ báo Giác Ngộ ra là Ni sư coi liền mục giảng pháp của HT.Thích Trí Quảng để biết thêm giáo lý Đức Phật, có thêm kiến thức Phật pháp để truyền lại cho Phật tử. Sau đó mới đọc lướt qua tất cả các mục. Mục nào có bài hay, bài ngắn thì Ni sư đọc ngay; còn bài dài thì đánh dấu để đó, làm xong công việc rồi Ni sư tranh thủ đọc.

Ni sư giải thích thêm: “Bài hay mà dài, tôi vẫn đọc, có khi tôi đọc đi đọc lại hai, ba lần để hiểu sâu sắc hơn nội dung bài báo truyền tải”.

Trong phòng làm việc, nghỉ ngơi của Ni sư luôn có sự hiện diện của báo Giác Ngộ. Số mới nhất để ngay bên cạnh chỗ nghỉ ngơi của Ni sư, để trước khi ngủ Ni sư đọc. Còn những số cũ hơn thì để trên bàn. Dù là báo cũ, nhưng Ni sư xếp rất gọn gàng.

Hỏi Ni sư, báo đã đọc rồi sao còn mới quá, Ni sư chân tình nói: “Báo Giác Ngộ số mới ra tôi cũng quý mà báo đã đọc rồi tôi cũng trân quý. Khi đọc báo Giác Ngộ, tôi lật từng trang như lật quyển kinh để báo không nhàu nát. Vì mình xem qua rồi còn để dành nữa chứ không phải đọc xong rồi thôi. Báo đã đọc rồi, tôi cho đệ tử, Phật tử mượn đọc. Mỗi lần cho mượn, tôi đều nhờ lưu trữ tờ báo, để khi cần đọc lại thì có mà đọc. Với tôi, báo Giác Ngộ không đơn thuần chỉ là tờ báo mà còn là tư liệu nghiên cứu Phật học”.

Giác Ngộ bước vào tuổi 40, khi người viết đặt vấn đề - Ni sư đóng góp ý kiến để báo Giác Ngộ hoàn thiện hơn, Ni sư cho biết: “Ở báo Giác Ngộ, những thông tin gì tôi cần, báo Giác Ngộ đều đáp ứng đủ rồi. Tôi không có gì phàn nàn. Tôi chỉ sợ là mình không có thời gian đọc thôi. Nếu có thời gian, tôi sẽ đọc thêm Giác Ngộ nguyệt san...”.

Bài, ảnh: Hạnh Ý

* Giác Ngộ mong nhận được nhiều bài viết, hình ảnh nhân kỷ niệm 40 năm báo. Bài viết gửi về: toasoan@giacngo.vn hoặc bandocgiacngo@gmail.com. Bài sẽ được chọn đăng trên hai trang báo online mừng 40 năm báo Giác Ngộ và trên tuần báo Giác Ngộ...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Bất biến và tùy duyên

GNO - Tôi nghe giảng thường gặp câu “Tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”. Xin cho biết ý nghĩa của câu này. Ứng dụng tinh thần này vào cuộc sống của hàng cư sĩ thế nào? Hai chữ “tùy duyên” này có giống với tùy duyên mà người ta thường nói không?

Thông tin hàng ngày