Báo Giác Ngộ số 1170: “Ni giới Phật giáo TP.HCM: Tiềm năng - Hội nhập - Phát triển”

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di cùng chư Ni tiền bối hữu công Phật giáo Việt Nam là sự kiện quan trọng hàng năm của Ni giới Việt Nam. Năm nay, Đại lễ tưởng niệm do Phân ban Ni giới TP.HCM đăng cai tổ chức.

Trước thềm sự kiện này, mời bạn đọc cùng theo dõi cuộc trao đổi của phóng viên báo Giác Ngộ với Ni trưởng Thích nữ Từ Nhẫn, Phó Trưởng Phân ban Ni giới Trung ương, Trưởng Phân ban Ni giới GHPGVN TP.HCM, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức về ý nghĩa của Đại lễ qua bài “Ni giới Phật giáo TP.HCM: Tiềm năng - Hội nhập - Phát triển” đăng trên mục Điểm nhìn.

Bìa báo Giác Ngộ số 1170 - Mỹ thuật: Tống Viết Diễn

Bìa báo Giác Ngộ số 1170 - Mỹ thuật: Tống Viết Diễn

Ngoài ra, báo Giác Ngộ số 1170 ra ngày 23-9 còn có các nội dung:

- Chuyên mục Phật học có đăng bài giảng: "Quyến thuộc Bồ-đề" của Hòa thượng Thích Trí Quảng; "Ý nghĩa quá trình tìm đạo và tu chứng của Đức Phật" (Vĩnh Thông).

- Chuyên mục Từ những trang kinh:"Năm pháp thực hành của cư sĩ - thứ tư, xa lìa nói dối", tác giả Quảng Tánh.

- Trong mục Tư vấn, chia sẻ cùng bạn đọc các vấn đề: "Quy y Tăng và quy y Ni"; "Cho người là cho mình - góc nhìn khác về bố thí".

- Mục Bạn trẻ: giới thiệu cùng bạn đọc "Nhà sư dạy ngữ văn miễn phí nơi cửa thiền" (Chánh Quán).

- Chuyên mục Quốc tế: "Ngôi chùa ở vùng cực Bắc của thế giới" (Tâm Tuệ dịch).

- Các chuyên mục khác: "Đưa Phật giáo tỉnh Đắk Lắk phát triển theo xu thế hiện đại" (Như Danh - Nguyên Huấn thực hiện); "Nhớ mùa trăng cũ" (Tạp bút Tường Hiếu); "Hiu hắt bóng chiều" (Truyện ngắn Trương Thị Thúy)...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày