Báo Giác Ngộ trở thành tuần báo từ khi nào?

GNO - Đầu năm 1996, một cột mốc mới trong sự phát triển, báo Giác Ngộ đã được Bộ Văn hóa Thông tin quyết định cho tăng kỳ, từ bán nguyệt san 2 kỳ/tháng lên tuần báo 1 kỳ/tuần và thuận cho thay đổi khổ báo như hiện tại.

Đồng thời, Bộ cũng thuận cấp giấy phép cho báo được xuất bản thêm một ấn phẩm mới, đó là nguyệt san Giác Ngộ, phụ trương nghiên cứu Phật học, khổ 13,5x9, dung lượng 112 trang, phát hành hàng tháng.

BTN_0254.JPG


ĐĐ.Thích Tâm Hải, Thư ký Tòa soạn đưa HT.Thích Giác Toàn,
Phó Tổng Biên tập Thường trực Báo Giác Ngộ thăm phòng tư liệu của báo

Trước đó, năm 1990, với chủ trương mới của lãnh đạo thành phố, Báo Giác Ngộ đã được chuyển giao về cho Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh làm chủ quản. HT.Thích Thiện Hào, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo thời bấy giờ làm chủ nhiệm báo; TT.Thích Trí Quảng được cử về làm Tổng biên tập và TT.Thích Giác Toàn làm Tổng thư ký tòa soạn, cư sĩ Tống Hồ Cầm làm Tổng trị sự.

Một năm sau đó, báo xin tăng trang nhằm tăng lượng thông tin theo yêu cầu bạn đọc và tình hình đổi mới của đất nước, các cơ quan chức năng đã chấp thuận cho báo Giác Ngộ được tăng lên 18 trang và được phát hành ra nước ngoài.

P.V
Ảnh: Bảo Toàn

* Giác Ngộ mong nhận được nhiều bài viết, hình ảnh nhân kỷ niệm 40 năm báo. Bài viết gửi về: toasoan@giacngo.vn hoặc bandocgiacngo@gmail.com. Bài sẽ được chọn đăng trên hai trang báo online mừng 40 năm báo Giác Ngộ và trên tuần báo Giác Ngộ...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày