Bình Dương: Đề nghị xử lý các trường hợp lợi dụng danh nghĩa tu sĩ Phật giáo, giả danh khất thực

Khất thực phi pháp tại Bình Dương - Ảnh: Vũ Giang
Khất thực phi pháp tại Bình Dương - Ảnh: Vũ Giang
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nội dung trên được nêu trong Thông báo số 026/TB-BTS của Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương phổ biến hôm nay, 2-2-2024 về việc lợi dụng danh nghĩa tu sĩ Phật giáo đi khất thực, vận động quyên góp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương thông báo đến những tu sĩ Phật giáo muốn duy trì hạnh khất thực phải có giấy xác nhận của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành nơi tu sĩ đó thường trú tu học và phải được Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương chấp thuận cho phép.

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các huyện, thị, thành phố trực thuộc kết hợp với các ngành chức năng tại địa phương giải quyết, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp lợi dụng danh nghĩa tu sĩ Phật giáo, giả danh khất thực, vận động quyên góp, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự Đạo pháp và Giáo hội.

Văn bản cũng nêu nhằm để trang nghiêm hình ảnh Phật giáo, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương rất mong sự quan tâm hỗ trợ của các cấp cho công tác Phật sự này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn từ thiện chùa Thiên Quang cứu trợ tại Myanmar

Chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM) thăm các tu viện, xây 10 căn nhà hỗ trợ người dân Myanmar sau động đất

GNO - Từ ngày 28-6 đến 1-7, đoàn từ thiện chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM), dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích nữ Hương Nhũ, trụ trì chùa đã trực tiếp đến thăm 20 tu viện, xây tặng 10 ngôi nhà tập trung, tặng quà cho 1.103 hộ dân tại Myanmar chịu ảnh hưởng bởi động đất xảy ra vào ngày 28-3.
Tranh minh hoạ tăng nhân Biện Cơ

Biện Cơ - vị tăng nhân tài hoa nhưng bạc phận

NSGN - Một trong những tác phẩm của ngài Huyền Trang (602-664) mang tính cống hiến vĩ đại cho ngành khảo cổ ở Ấn Độ nói riêng và cho cả nhân loại nói chung, góp phần giúp tìm ra những Thánh tích nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ, đó chính là tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký (大唐西域記).

Thông tin hàng ngày