Cách làm nước dâu tằm giải nhiệt ngày nóng

Mùa hè, thời tiết nóng bức mà được thưởng thức một cốc nước dâu thì thật tuyệt. Nước dâu không những mang đến cảm giác mát mẻ, sảng khoái cho những ngày nắng nóng như thế này mà còn rất tốt cho sức khỏe của mọi người.

Ngoài khả năng chữa bệnh, dâu tằm còn có thể dùng chế biến thành nước uống giải nhiệt ngon lành có công dụng làm đẹp da và thanh lọc cơ thể. Vậy thì tại sao bạn không thử làm cho mình một cốc nước dâu tằm ngay bây giờ?

dau_tam_.jpg
Quả dâu tằm

Nguyên liệu

-  1kg dâu tằm

-  500gr đường

Cách chọn dâu

- Quả chín có màu tím sẫm

- Quả không bị dập nát, hư hỏng

Cách làm

- Cắt bỏ cuống trên quả dâu, rửa nhẹ tay, nước cuối cùng rửa bằng nước muối pha loãng.

- Vớt dâu ra rổ, để ráo nước.

- Nấu một nồi nước sôi, khi còn nóng khoảng 80 độ, dội qua rổ dâu (cách này giúp dâu khi ngâm lâu không bị mốc hay nổi váng)

- Rải một lớp đường vào lọ, tiếp đến một lớp dâu cho đến hết. Trên cùng rải thêm một lớp đường.

- Khi ngâm được 5-7 ngày thì mang hỗn hợp dâu ra để lọc qua rây.

- Lấy riêng nước dâu đun sôi khoảng 15 phút, để thật nguội rồi cất vào lọ (cách này giúp bảo quản siro dâu được lâu hơn)

- Riêng bã dâu, cho ít rượu vào ngâm chừng vài ngày là có ngay rượu dâu để thưởng thức.

DSC_2013.jpg


Nước dâu tằm tại quán chay - cafe Here & Now

Bạn có thể chế biến nước dâu theo cách làm trên cho cả nhà cùng thưởng thức hoặc tự làm một ly nước dâu cho riêng mình với số lượng dâu và đường tùy thích nhé. Bạn cũng có thể đến nhà hàng chay Here & Now tại địa chỉ: 89 E Nguyễn Công Hoan, phường 7, quận Phú Nhuận, TP.HCM (số cũ 191/1 N Trần Kế Xương) để thưởng thức các món chay ngon và ly nước dâu tằm ngọt mát ngon lành.

>> Những món chay ngon của quán chay Here & Now ||

Nguồn: Here&Now - Restaurant

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Người tu gây tranh đấu, tạo bất hòa là vô trí

GNO - Trong các pháp thoại hay giao tiếp hàng ngày, Thế Tôn thường nói lời ái ngữ, phạm âm. Tuy nhiên, một vài trường hợp Ngài nghiêm khắc răn dạy, quở trách nặng nề: “Các ông là người ngu, si mê, vô trí”.
Nghệ nhân Trương Văn Thương, sinh năm 1964 có trên 30 năm theo nghề làm lư đồng truyền thống An Hội. Với anh, nghề làm lư đồng như là chuyên nghiệp, gắn bó với cuộc sống mưu sinh và là nghề anh tâm huyết - Ảnh Trần Thế Phong/BGN

[Ảnh] Làng nghề làm lư đồng trăm tuổi tại TP.HCM

GNO - Khó có thể diễn tả được sự vất vả của các nghệ nhân các thế hệ đã bền gan nếm trải sự nhọc nhằn để gọt giũa, chạm khắc nên những chiếc lư đồng - vật phẩm thiêng liêng như cầu nối quá khứ và hiện tại, giữa những người đã khuất cùng với những người còn hiện hữu.

Thông tin hàng ngày