Canh chua gợi nhớ quê nhà

GNO - Canh chua là món ăn bình dị của người Nam bộ. Nguyên liệu nấu món canh này đa dạng lắm, từ các loại rau lá trong vườn nhà như bạc hà, đậu rồng, cà chua, rau nhút, rau muống cho đến bông so đũa, bông thiên lý, bông điên điển hay thậm chí là cải chua hoặc măng tre, ngọn bầu non...

Rau thơm nêm cho canh chua là rau quế, ngò gai hay tần dày lá. Có khi là cả rau ôm. Vị chua trong nồi canh chua là vị me tươi, me chín, lá me hay lá giấm (có người còn gọi là atisô đỏ).

canh chua.jpg


Ăn chay - với món canh chua dân dã nấu nấm, rau muống... (Ảnh: ĐH)

Nồi canh chua là sự tổng hợp đa vị, đa sắc của những món vườn nhà, có gì nấu đó nên món canh chua là món ăn của quê nhà, của buổi trưa hè nắng gay hay của buổi xế chiều mưa dầm dã sau phiên chợ của mẹ, sau buổi làm của ba...

Có lẽ vì thế mà canh chua hai vị, vị chua của nghèo khó nhà quê và vị ngọt của tình quê, của yêu thương gia đình. Và mùi rau thơm của canh chua là hương thơm của ký ức tuổi thơ, của những ngày những đứa con chưa phải rời xa mái nhà yêu quý lao chen vào nhịp sống cuộc đời.

Canh chua là món yêu thương. Vì canh chua là món ăn của quê, của nhà. Mà nhà và quê thì thường nhất chỉ một mà thôi!

Đức Hòa

* Mời bạn chia sẻ ký ức về những món chay thân thương - được chế tác bằng bàn tay của bà, của mẹ hoặc bạn được thưởng thức ở ngôi chùa nào đó mà mình còn lưu giữ, chiêm nghiệm về nó với những triết lý nhẹ nhàng, hoài niệm dễ thương... Bài viết gửi về: bandocgiacngo@gmail.com.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày