Chánh niệm dành cho thanh niếu niên tại Hoa Kỳ

Chánh niệm được áp dụng rộng rãi trong các trường học ở Mỹ
Chánh niệm được áp dụng rộng rãi trong các trường học ở Mỹ
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Trong bối cảnh khủng hoảng đang gia tăng, thanh thiếu niên ở Mỹ tìm đến các khóa hoạt động rèn luyện sức khỏe tinh thần, đặc biệt là thông qua phương thức chánh niệm để tự chữa lành cho bản thân và nâng cao chất lượng đời sống tinh thần.

Theo nhiều số liệu, có vẻ như thanh thiếu niên Mỹ hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần trầm trọng. Như nhà tâm lý học Candice Odgers đã viết trong một bài báo của tờ New York Times về cuộc khủng hoảng sức khỏe tinh thần: “Những người trẻ tuổi được giáo dục nhiều hơn; ít có khả năng mang thai ngoài ý muốn hay sử dụng thuốc kích thích; ít có khả năng tử vong vì tai nạn hoặc chấn thương… Nhưng bên trong họ lại xuất hiện những xu hướng tâm thức lo lắng, bất an, trầm cảm và tự tử khiến cho xã hội chúng ta ngày nay không thể đi đúng hướng và phát triển về mọi mặt”.

Mặc dù không có một lời giải thích nào cho sự bất an và những khổ đau này, nhưng thông qua lăng kính Phật giáo, chúng ta có thể lý giải việc này bằng một khái niệm dukkha, thường được dịch là khổ đau hay bất toại nguyện. Thông qua góc nhìn này, chúng ta thấy rằng khổ đau là điều hiển nhiên của đời sống chứ không phải xảy đến với chúng ta một cách có chọn lọc.

Khổ đau xuất hiện khi chúng ta rời xa những thứ mà mình ưa thích và phải tiếp xúc với những gì mình ghét bỏ. Trong trường hợp này, chúng ta xây dựng cho mình một bản ngã và chịu đựng những cảm giác khổ đau đó. Có lẽ xã hội ngày nay càng ngày càng gắn kết với nhau, càng sung túc và định hướng rõ ràng về bản sắc của chúng ta, thì sự kết nối quá đỗi dễ dàng và phức tạp cũng như những đau khổ kéo theo là điều rõ ràng hơn bao giờ hết đối với thanh thiếu niên so với trước đây.

Chánh niệm dành cho thanh thiếu niên

Naomi Corlette, một thiếu niên đồng ý trả lời phỏng vấn cho phần này, đã xác định một số nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến khổ đau, bao gồm việc sử dụng công nghệ trong thời gian dài, giảm tương tác giữa người với người và mối lo ngại về tương lai của thế giới.

“Đa số chúng ta may mắn được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vật chất theo cách mà trước đây chưa từng có, nhưng điều này lại vô tình tạo cơ hội cho chúng ta tập trung vào các vấn đề trừu tượng hơn mà con người không nhất thiết phải chuẩn bị để giải quyết. Tất cả những thứ đó có thể gây ra rất nhiều căng thẳng và tuyệt vọng, và đặc biệt rất khó khăn để loại bỏ ra khỏi tâm trí đối với những người trẻ tuổi”, Corlette nói.

Tất nhiên, độ tuổi thanh thiếu niên cũng là khi con người lần đầu tiên tiếp xúc với nhiều vấn đề đa dạng và những điều suy tưởng không chắc chắn do xã hội đưa ra, và hệ tư tưởng hiện tại mang đến nhiều cơ hội để thanh thiếu niên có thể thử thách và khám phá khả năng của bản thân mình.

Corlette nằm trong Ủy ban Cố vấn Thanh niên về Giáo dục Chánh niệm Nội quán (Youth Advisory Committee for Inward Bound Mindfulness Education), còn được gọi là iBme, một tổ chức cung cấp các khóa tu chánh niệm cho thanh thiếu niên tại Mỹ. Tập trung vào những trải nghiệm chuyên sâu tại iBme là một cách tiếp cận để giúp thanh thiếu niên vận dụng trí tuệ nhằm giải quyết khổ đau của tự thân.

Một tổ chức khác có tên là WholeSchool Mindfulness (WSM), lại làm điều ngược lại. Họ tìm cách làm thế nào để chánh niệm luôn có sẵn giống như giáo dục về thể chất. Cả hai cách tiếp cận trên đều có thể hữu ích trong việc hỗ trợ thanh thiếu niên trong một giai đoạn trong cuộc đời khi họ cảm thấy cực kỳ đau khổ và khủng hoảng tinh thần.

Nên mở rộng hay chuyên sâu?

Một người thực sự có thể nhận xét về giá trị của cả hai cách tiếp cận là Ben Painter - một đối tác tại WholeSchool Mindfulness, đồng thời cũng là người tình cờ tham dự nhiều khóa tu của iBme khi còn là một thiếu niên. Giờ đây, với tư cách là một người trưởng thành đã và đang giúp đỡ nhiều thanh thiếu niên, anh tin chắc rằng thanh thiếu niên cần các công cụ để tự bảo hộ mình trước nền kinh tế đặt nặng sự chú ý này.

“Với những gì mà thế hệ thanh thiếu niên hiện nay đang phải đối mặt, tôi cho rằng họ thực sự khôn ngoan khi áp dụng chánh niệm và những phương pháp thực hành chiêm nghiệm vào việc nhận diện và suy xét những trải nghiệm cuộc sống của bản thân. Dành quyền tự chủ đối với bản thân, biết ta nên chú ý khi nào và cái gì là một phần không thể thiếu trong ý nghĩa của việc giáo dục hiện nay”, Painter chia sẻ.

Để đạt được mục tiêu này, anh ấy tin rằng một trong những đặc tính tốt nhất của mô hình của WSM là số lượng học sinh mà tổ chức này có thể tiếp cận. Painter cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng hợp pháp hóa mô hình chánh niệm này trong các trường học và làm cho nó trở nên phổ biến đối với học sinh Mỹ trong giáo dục công lập. Đối với tôi, điều này rất thú vị. Nó mở ra một quy mô rộng lớn hơn”.

Tuy nhiên, Painter cũng nhận ra điểm mạnh của phương pháp hoạt động ở quy mô nhỏ hơn nhưng mang lại trải nghiệm một cách chuyên sâu. Anh ấy cho rằng các mối quan hệ được hình thành tại các khóa tu nhỏ như iBme là một lý do quan trọng khiến anh ấy có thể rời khỏi chiếc ghế tập luyện và bước ra thế giới. Ảnh hưởng từ bạn bè là điều mà người viết thường thấy trong quá trình giảng dạy của mình; cho dù các giáo viên có nhiệt tình đề xuất các phương pháp thực hành chánh niệm để giúp học trò đối phó với căng thẳng và bất an đến mức nào đi nữa, thì việc nghe về lợi ích của nó từ bạn bè sẽ có tác động mạnh mẽ hơn nhiều.

Ngoài việc cung cấp những sự kết nối và hiểu biết sâu sắc đối với bản thân và cộng đồng, iBme còn đảm bảo luôn sẵn sàng hỗ trợ cho những thanh thiếu niên đang phải vật lộn với các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Cô lưu ý tại các khóa tu, tỷ lệ giữa thanh thiếu niên và nhân viên là 3:1, cũng như luôn có sự hiện diện thường trực của điều phối viên sức khỏe tinh thần và điều phối viên sức khỏe thể chất tại mỗi khóa tu.

Tuy nhiên, hướng đi của chương trình phụ thuộc rất lớn vào các thanh thiếu niên. Jones nói: “Điểm độc đáo trong cách tiếp cận của chúng tôi là tập trung vào tiếng nói và trí tuệ của giới trẻ. Ai cũng có thể tham dự, họ không cần phải thay đổi hay làm bất cứ điều gì hay xuất hiện dưới bất kỳ hình thức nào khác. Việc họ có thể xuất hiện đã là một trong những phản hồi tích cực nhất mà tổ chức nhận được”.

Khi được hỏi liệu có cách tiếp cận nào mạnh mẽ hơn hai cách như trên hay không, bởi mạng lưới mà WSM phát triển rộng rãi chánh niệm trong các hệ thống trường học, trong khi iBme lại ưu tiên tổ chức các khóa tu để truyền bá phương pháp chánh niệm, Painter chỉ ra rằng đây là một sự phân loại sai lầm: “Mỗi người chúng ta đều đóng một vai trò cụ thể trong mạng lưới nhằm giới thiệu phương pháp thực hành chánh niệm cho giới trẻ. Khi học sinh cảm nhận được lợi ích của chánh niệm trong trường học thì tiếp sau đó, họ sẽ lựa chọn các khóa tu hoặc những cơ hội khác để thực tập chuyên sâu hơn. Tôi nghĩ chúng bổ sung cho nhau.

Một phân tích tổng hợp năm 2015 của 11 nghiên cứu, các biện pháp can thiệp dựa trên chánh niệm hiệu quả hơn các biện pháp kiểm soát khắt khe trong việc cải thiện các triệu chứng sức khỏe tinh thần ở trẻ em và thanh thiếu niên. Dĩ nhiên, một phương pháp thực hành chỉ có hiệu quả nếu nó được chấp nhận. Vì vậy, đặc biệt đối với thanh thiếu niên, chánh niệm không chỉ bao gồm việc ngồi yên hoặc giảm nhẹ các triệu chứng tiêu cực.

Đó là lý do tại sao người viết thường giới thiệu phương pháp thực hành chánh niệm với các trò chơi và những thử thách tập trung phát triển sự chú ý và nhận thức. Thanh thiếu niên sẽ chẳng có hứng thú gì nếu không hiểu biết về chánh niệm, nếu bước đầu tiên mà họ bị bắt phải ngồi dậy và yên lặng sẽ khiến họ ngày càng chán ghét và xa lánh phương pháp này.

Corlette cũng nhấn mạnh đến những khả năng thực hành ngắn hạn, thiền định có hướng dẫn, viết nhật ký, đi bộ hoặc vận động để nuôi dưỡng tình yêu, sự vui tươi và niềm vui trong chánh niệm: “Tôi nghĩ điều quan trọng là phải cho họ thấy rằng chánh niệm có thể được thực hành theo nhiều cách khác nhau. Nếu chúng ta có thể học cách cư xử với nhau một cách tốt đẹp hơn trong cuộc sống hàng ngày, thì đó có thể là một hành trình dài để cải thiện cuộc sống của thanh thiếu niên.”

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày