Chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám tốt như thế nào?

Bạn nên ăn cơm, bánh mì… làm từ ngũ cốc nguyên cám giúp giảm mỡ bụng và nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường.

Mỡ nội tạng nằm dưới lớp da bụng và xung quanh các cơ quan như gan, thận, ruột, tụy, tim. Tỷ lệ mỡ nội tạng cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim, đột quỵ, ung thư.

Theo một số nghiên cứu, nếu áp dụng một chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám sẽ giúp bạn loại bỏ lớp mỡ này đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tất cả các loại ngũ cốc là nguồn cung cấp carb phức tạp và một số loại vitamin, khoáng chất quan trọng. Trong đó, ngũ cốc nguyên cám là loại tốt nhất, là thành phần cốt yếu cho một chế độ ăn lành mạnh và giảm mỡ nội tạng.

suckhoe.jpg


Bánh mì, cơm nấu từ ngũ cốc nguyên cám có lợi cho sức khỏe - Ảnh: Dharmaaproach


Ngũ cốc nguyên cám có tỷ lệ chất xơ cao, giúp bạn cảm thấy no, giữ cân nặng ổn định, cơ thể khỏe mạnh. Những người hay ăn loại thực phẩm này ít mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, một số loại ung thư và gặp những vấn đề sức khỏe khác.

Các chỉ dẫn ăn kiêng dành cho người Mỹ đều gợi ý, một nửa số ngũ cốc bạn ăn nên là loại nguyên cám.

Viện sức khỏe Quốc gia Mỹ đã tiến hành nghiên cứu tác động của việc ăn các loại ngũ cốc khác nhau tới sự hình thành mỡ nội tạng như thế nào.

Những người ăn bánh mì, ngũ cốc và các loại thực phẩm nguyên cám dễ dàng mất đi mỡ ở khu vực dưới da hơn người ăn ngũ cốc đã qua chế biến như bánh mì và cơm trắng.

Thêm vào đó, các thành viên ăn chế độ ngũ cốc nguyên cám giảm 38% lượng protein phản ứng C, một chỉ số thể hiện sự viêm nhiễm, liên quan tới bệnh tim.

Ngoài cung cấp chất xơ, loại ngũ cốc trên còn bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin B, sắt, khoáng chất kali, magie…

Để đa dạng bữa ăn, bạn có thể chọn ngũ cốc nguyên cám dưới dạng gạo lứt, bắp rang bơ, bánh pancake, bánh mì…

An Yên (theo Express)
- Nguồn: VietnamNet

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày