Chùa Kỳ Quang 2: "Mong mọi người thấy rồi hãy nói"

GNO - Đó là ý kiến của chị Nguyễn thị Hà (43 tuổi, ngụ tại phường 16, Q.Gò Vấp), một trong những gia đình đã xác nhận được 2/4 hũ tro cốt thân nhân trong sáng 10-9-2020.

1kq10-10.jpg
Bà Sen và chị Hà đăng ký theo trình tự để vào nơi thờ linh cốt

“Nhờ dấu hiệu hũ cốt riêng và nhớ để ở cột thờ nào, nên khi tìm ra hình bị rớt ráp vô thì đúng là của ông. Còn hũ tro cốt của bà thì còn nguyên hình ảnh và tên tuổi vì mới gửi năm ngoái nên tìm ra rất nhanh”.

Chị Hà cho biết gia đình chị gửi vào chùa Kỳ Quang 4 hũ cốt, đợt này nhận dạng chắc chắn được 2 hũ, còn hũ tro cốt của ông bà cố thì chưa xác nhận, gia đình sẽ đăng ký nhận dạng lần nữa.

Về nguyện vọng, chị cho biết gia đình vẫn muốn được tiếp tục thờ tại chùa. Ba và mẹ chị cũng có mặt tại chùa cùng chị. Trong trường hợp không thể nhận dạng được 2 hũ tro cốt còn lại, sẽ thuận theo một trong các phương án mà chùa đưa ra.

7kq.JPG

Khi vào nhận dạng, chị Hà ngạc nhiên vì thấy nơi thờ tro cốt được sửa sang lại trang nghiêm, khác xa lần trước chị đến vào năm 2019

“Lúc đầu tôi nhìn thấy hình ảnh trên mạng xã hội trong tình trạng hình một nơi, cốt một nơi, thì tự nhiên trong lòng rất đau xót và bức xúc. Lúc đó nghĩ, nếu thầy tạo nghiệp như vậy thì sẵn sàng đối chấp với thầy. Rồi sau đó khi lên chùa, tôi thay đổi suy nghĩ lại ngay. Khi vào hầm chứng kiến nơi thờ cốt, tôi càng tin những việc thầy làm là tốt. Vì nơi thờ cốt so với thời điểm trước tôi đến, năm 2019, khi bà tôi mất, thì khác rất nhiều, vừa sạch sẽ, đẹp và mới”, chị Hà chi sẻ.

Chị cảm nhận được và nhớ lại lời thầy từng giải thích nhưng mọi người không chịu nghe là thầy cố gắng sửa sang làm cho nơi thờ cốt được trang nghiêm chứ không phải có ý đồ xấu gì. “Do mọi người không chứng kiến, cứ nói theo số đông, trong bức xúc nên như vậy. Tôi mong mọi người phải mắt thấy tai nghe, phải chứng kiến rồi hãy nói, nếu nghĩ trong đầu thì không sao, nhưng khi phát ngôn sai sự thật rồi loan truyền, mỗi người thêm một ít thì sai lại càng sai. Mong mọi người phải bình tĩnh”, chị bày tỏ.

3kq10-10.jpg

Chị Hà hoan hỷ vì đợt đầu đã xác nhận chắc chắn 2/4 hũ cốt thân nhân mình gửi tại chùa

Chị Nguyễn Thị Hương (45 tuổi, con gái của bà Trần Thị Sen) trong lúc chờ gia đình tìm cốt chia sẻ, thông tin trên mạng xã hội mấy ngày nay, chị thấy thấy viết không đúng sự thật rất nhiều. Chị cho biết, từ năm 17 tuổi đã biết tới chùa và thường xuyên đến đây do có ông bà có thời gian tu ở chùa nên rất hiểu và biết được những đóng góp về việc nuôi trẻ, về phòng thuốc từ thiện thầy mở ra để chăm lo cho người nghèo.

Từ khi được sắp xếp cho các gia đình vào nơi nhận dạng các hũ tro cốt thân nhân, lên chùa thấy cảnh tượng đã yên ắng trở lại, chị Hương cho biết là rất mừng. Chị nhớ lại cảnh nhiều người chửi bới HT.Thích Thiện Chiếu những hôm đầu khi sự việc mới đưa lên mạng xã hội mà rùng mình.

IMG_7802.JPG

Các youtuber có mặt tại chùa sáng nay 12-9

“Tôi nghĩ những người đó chắc chắn không phải là Phật tử. Dù lúc đó tôi vẫn chưa định hình được thầy đúng hay sai, nhưng Phật tử có học Phật thì không ai làm vậy”, chị Hương nói.

Chị Hương chia sẻ cho biết khi ông bà chị còn sống, là người hiểu đạo nên các cụ đã giải thích cho con cháu về sự sống và cái chết, thân xác sau khi chết trở về với cát bụi, chỉ có thần thức mang theo nghiệp lực đã tạo.

“Mà con người cũng mâu thuẫn, ai cũng muốn người thân của mình được siêu thoát, vậy tại sao 10 năm, 20 năm các hương linh theo nghiệp đầu thai lâu rồi, nếu mất bình tĩnh, bức xúc thì đâu có giải quyết được gì. Còn ông bà tôi cả đời hướng Phật và giúp chùa từ lúc chùa còn nhiều khó khăn, khi còn sống tâm nguyện ông bà như thế nên con cháu làm theo thôi. Bây giờ chỉ còn tro cốt thì có gì đâu mà làm khó cho quý thầy”, chị Nguyễn Thị Hương bày tỏ.

Trong 3 ngày qua, đã có 299/369 gia đình đăng ký nhận dạng các hũ tro cốt thân nhân. Hôm nay, 12-9, chùa vẫn tiếp tục sắp xếp để các gia đình vào nơi thờ nhận dạng.

IMG_7803.JPG
DSC08964.JPG

Các gia đình tiếp tục đến nhận dạng các hũ tro cốt thân nhân trong ngày 12-9

Nhã An

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày