Chương trình tu tập Woodenfish trở lại sau 3 năm gián đoạn

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chương trình Woodenfish Humanistic Buddhist Monastic Life (Đời sống Nhân văn trong tu viện Phật giáo Woodenfish: HBMLP) mang đến trải nghiệm tâm linh an lành trong khuôn viên của các tu viện dành cho học sinh và sinh viên sẽ diễn ra vào tháng 7-2023 tại Đài Bắc (Đài Loan).

Chương trình này thu hút sự tham gia của rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới với tâm nguyện tìm hiểu chuyên sâu về kinh điển cũng như tự thân trải nghiệm các phương pháp hành trì của Phật giáo. Tuy nhiên, vì sự bùng phát của đại dịch Covid-19, mọi hoạt động liên quan đã bị gián đoạn kể từ năm 2019.

HBMLP bắt đầu được tổ chức tại Đài Loan tại tu viện Phật Quang Sơn vào năm 2002 và sau đó, chương trình được thực hiện tại các cơ sở Phật giáo khác nhau tại quốc gia này từ năm 2009 đến năm 2019 dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ni sư Y Pháp, Tiến sĩ chuyên ngành Nghiên cứu tôn giáo tại Đại học Yale (Hoa Kỳ).

Mục đích của chương trình Woodenfish là mang đến cho hành giả những trải nghiệm thực tế khi tiếp xúc với đời sống, sinh hoạt của các tu viện Phật giáo. Để có được những trải nghiệm như thế, người tham gia sẽ được cư trú trong khu dành cho khách trong khuôn viên tu viện và thực hiện các hoạt động hàng ngày cùng với các Tăng Ni tại đây.

“Cho đến hiện tại, hai tổ chức Phật giáo lớn đã đề nghị được tiếp đón các học sinh và sinh viên của chúng tôi trong năm nay; một là tu viện Pháp Cổ Sơn thuộc về một truyền thống thiền tập của Phật giáo và thứ hai là Từ Tế, một tổ chức tập trung vào Phật giáo dấn thân để giúp đỡ xã hội. Vì vậy, sinh viên của chúng tôi sẽ có nhiều trải nghiệm thực tập từ nhiều pháp môn Phật giáo khác nhau tại Đài Loan”, Ni sư Y Pháp chia sẻ.

Khi tham gia chương trình, các hành giả sẽ mặc đồng phục cư sĩ giản dị trong suốt thời gian lưu trú. Họ phải thức dậy lúc 5 giờ 30 để tập Thái cực quyền và ngồi thiền trước khi ăn sáng. Lịch trình hàng ngày bao gồm các lớp học về tư tưởng, lịch sử Phật giáo, giáo dục văn hóa, thiền trà hoặc thư pháp. Sau hai tuần học tập, họ sẽ tham gia một khóa tu thiền kéo dài một tuần và sau đó là một vài ngày để tham quan văn hóa.

“Trong những năm vừa qua, một số hành giả đã mang sự chân thành và cởi mở đến cho các sinh viên đại học của chúng tôi”, Ni sư Y Pháp nhấn mạnh.

Zoltan Toth, một cựu học viên 31 tuổi và hiện là tình nguyện viên đến từ Hungary, kể lại: “Khi tôi biết thông tin tuyển dụng của HBMLP vào năm 2015, tôi đã nhanh chóng đăng ký. Tôi đã trở lại với tư cách là một nhân viên thêm ba lần nữa trong những năm tiếp theo và tôi dự định sẽ trở lại vào năm nay. Như trong các chương trình trước, tôi mong muốn được gặp gỡ tất cả những người muốn khám phá các bí ẩn của cuộc sống; đồng thời, tôi cũng có thể giúp đỡ và hỗ trợ cho những hành giả tham gia chương trình này. Tôi hoàn toàn đã được truyền cảm hứng từ sự vị tha và cần mẫn của các nhân viên tại đây khi tôi còn là sinh viên và bản thân tôi mong muốn được thể hiện lý tưởng giống như tôi đã từng chứng kiến ở họ”.

Marc Malonzo, một người Mỹ 40 tuổi sống ở Đài Loan, lần đầu tiên tham dự HBMLP vào năm 2018, chia sẻ: “Vào thời điểm đó, tôi đã tập yoga, thiền và tham gia các cuộc đua sức bền đường dài. Và nhiều năm trước, tôi đã khám phá ra phương pháp chánh niệm qua một chương trình làm việc, và sau đó, tôi tình cờ biết đến Phật giáo từ lời giới thiệu của một vị đồng nghiệp. Tôi tin rằng tất cả những điều đó đã khiến tôi khá chú ý đến chương trình này”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cần phải thấy rõ, các duyên bên ngoài (có vật chất, ngũ dục) chỉ là những điều kiện cần, bình an trong tâm mới là điều kiện đủ cho hạnh phúc, cho chất lượng cuộc sống...

Hiểu đúng về “xả bỏ ham muốn”

GNO - Theo tôi được biết, đạo Phật dạy con người xả bỏ ham muốn, nhưng thực tiễn cuộc sống thì vẫn phải có ham muốn. Như vậy đạo Phật cho phép ta muốn gì và không muốn gì? Thế nào là muốn ít và biết đủ?

Thông tin hàng ngày