Bhutan: Hội thảo quốc tế về vai trò của Phật giáo trong xã hội đương đại

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1173 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1173 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Từ ngày 1 đến ngày 4-10 vừa qua, Vương quốc Bhutan đã tổ chức hội thảo Phật giáo quốc tế lần thứ tư tại thủ đô Thimphu với sự tham dự của hơn 300 đại biểu đến từ 26 quốc gia trên thế giới.

Với chủ đề “Modernity in Buddhism” (Tính hiện đại trong Phật giáo), nội dung của hội thảo hướng đến thảo luận về trí tuệ và bản chất vượt thời gian của truyền thống Kim Cương thừa (Vaijrayana) nhằm giải quyết những vấn nạn lớn của nhân loại đang phải đối mặt trong thời đại kỹ thuật số.

Từ ngày đầu tiên, các buổi thuyết trình và thảo luận được tiến hành sôi nổi với nội dung xoay quanh các chủ đề như tu tập thân-tâm trong Phật giáo Kim Cương thừa, Phật giáo Kim Cương thừa ở phương Tây, các giá trị và đạo đức trong truyền thống này cũng như việc áp dụng các phương pháp thực hành trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra, chủ đề Phật giáo và Y học, Kim Cương thừa và đời sống đương đại, nữ giới trong truyền thống này và Phật giáo phát triển cũng được chú trọng, phân tích và bàn luận tại đây.

Trung tâm Nghiên cứu Bhutan & Tổng hạnh phúc quốc gia (CBS), Tu viện Trung ương đã hợp tác với Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) có trụ sở tại Ấn Độ để tổ chức sự kiện trọng đại này. Các diễn giả tham gia bao gồm những nhà lãnh đạo tinh thần nổi tiếng, nhiều hành giả lỗi lạc, giáo viên, nhà nghiên cứu khoa học, các học giả trên khắp thế giới và những ai quan tâm đến tính ứng dụng của Phật giáo Kim Cương thừa vào cuộc sống.

Một thông cáo báo chí từ CBS chia sẻ rằng chủ đề “Tính hiện đại của Phật giáo” thể hiện tuệ quán sâu sắc của Phật giáo luôn luôn phù hợp với mọi thời đại mà không bao giờ bị lỗi thời.

Các chủ đề phụ khác bao gồm các phương tiện thiện xảo của truyền thống Kim Cương thừa, những đóng góp của Phật giáo cho xã hội, các giáo lý căn bản của Phật giáo như tánh Không, sự phát triển của các hình thức Kim Cương thừa trong Phật giáo, cũng như các huyền thoại và truyền thuyết của truyền thống này.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Bhutan, Dasho Karma Ura nói rằng Phật giáo đã đưa ra các phương pháp và những quan điểm riêng biệt của mình, đó cũng là một nguồn trí tuệ sâu sắc mà mọi người có thể sử dụng để tiếp cận và định hình kinh tế, doanh nghiệp, quản lý, môi trường, thực phẩm, thương mại, công nghệ, đạo đức, tổ chức xã hội, chính trị và nhiều lĩnh vực khác nữa.

81 diễn giả từ các quốc gia khác nhau đã chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm của họ, cũng như thảo luận với những người tham gia trong nước và quốc tế. Ngày đầu tiên đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm về thư pháp Phật giáo, trong đó cả những tác phẩm của nhà thư pháp nổi tiếng Jamyang Dorjee Chakishar đến từ Sikkim, Ấn Độ. Ông là người giữ kỷ lục về cuộn thư pháp dài nhất thế giới (165m).

Phật giáo Kim Cương thừa gắn liền với Vương quốc Bhutan từ thế kỷ thứ VI. Với tinh thần đó, CBS tuyên bố rằng họ rất mong muốn lan tỏa rộng rãi các giá trị của Kim Cương thừa thông qua những sự kiện trọng đại như thế này. Tổ chức này cho biết: “Phật giáo đã được truyền bá và phát triển theo thời gian; các triết lý và phương pháp thực hành của Phật giáo có thể đóng góp tích cực vào sự an sinh toàn cầu trong khi nhân loại đang bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Do đó, hội thảo này hướng đến tìm kiếm và khám phá những cách thức mà Phật giáo Kim Cương thừa tiếp tục làm lợi ích cho thế giới đương đại”.

Cũng trong sự kiện này, Hòa thượng Dhammapiya, Tổng Thư ký của ICB, chia sẻ: Với sự ủng hộ của Quốc vương Bhutan trong quá khứ cũng như hiện tại, tôi chắc chắn rằng hội thảo sẽ mang đến nhiều điều ý nghĩa và tôi cũng hy vọng rằng những sự kiện như vầy sẽ được tổ chức thường xuyên trong tương lai”.

Hòa thượng cũng cho biết thêm rằng IBC cung cấp một nền tảng toàn cầu cho nhiều truyền thống và tổ chức Phật giáo khác nhau trên toàn thế giới nhằm mục đích bảo tồn, truyền bá và chia sẻ các giá trị và giáo lý của Phật giáo. Trong thời đại phức tạp như ngày nay, chúng ta nên cùng nhau tìm ra các giải pháp chung cho toàn nhân loại; trong bối cảnh đó, các giá trị của Phật giáo thậm chí rất thiết thực và phù hợp hơn bao giờ hết.

Vương quốc Bhutan có khoảng 75% dân số là Phật tử. Phần lớn trong số 25% còn lại chủ yếu là người dân tộc Lhotshampa gốc Nepal, theo đạo Hindu. Hầu hết các Phật tử của Bhutan theo trường phái Drukpa Kagyu hoặc Nyingma của Phật giáo Kim Cương thừa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày