Công cuộc thống nhất đất nước của hoàng đế Gia Long

Buổi trò chuyện về công cuộc thống nhất đất nước của hoàng đế Gia Long
Buổi trò chuyện về công cuộc thống nhất đất nước của hoàng đế Gia Long
0:00 / 0:00
0:00
GNO -  Vài chi tiết của lịch sử liên quan đến công cuộc thống nhất đất nước của hoàng đế Gia Long vừa được Tiến sĩ Bùi Trân Phượng và nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn giải mã trong buổi trò chuyện vào sáng 16-7, giúp nhiều người sáng tỏ về quá khứ triều Nguyễn.
Tiến sĩ Bùi Trân Phượng và nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn giải đáp những thắc mắc của khán thính giả

Tiến sĩ Bùi Trân Phượng và nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn giải đáp những thắc mắc của khán thính giả

Đó là những góc nhìn mới về cuộc nội chiến 27 năm (1775-1802) giữa vương triều đương thời vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, tàn quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong và quân Tây Sơn, cũng như công trạng xóa bỏ các ranh giới, thống nhất đất nước, xác lập chủ quyền biển đảo từ Bắc chí Nam của vua Gia Long.

Khán thính giả có dịp lắng nghe nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trình bày những câu chuyện lịch sử về vua Gia Long từ thời niên thiếu cho đến lúc hoàn thành cơ nghiệp của mình. Thông qua các chi tiết lịch sử đó để thấy được chân dung một vị vua có tầm nhìn xa trông rộng, có chiến lược ngoại giao khéo léo, mềm dẻo, ý thức chủ quyền độc lập dân tộc cũng như hiểu rõ các nhân tố mang đến sự thành công trong việc thống nhất đất nước của vị vua này.

Rất nhiều thắc mắc về lịch sử của các bạn trẻ tham dự buổi nói chuyện

Rất nhiều thắc mắc về lịch sử của các bạn trẻ tham dự buổi nói chuyện

“Phật giáo để lại một dấu ấn to lớn trong công trạng mở mang đất nước suốt hơn 200 năm của các chúa Nguyễn. Tư tưởng “cư Nho mộ Thích” đã giúp các đời chúa Nguyễn tạo dấu ấn đẹp trong lòng người dân Đàng Trong khi mà các sắc dân ở đây chủ yếu theo đạo Phật. Tinh thần hòa hợp, tự do của Phật giáo giúp ổn định xã hội, đoàn kết được nhiều thành phần (dân tộc Việt, Chăm-pa và Khmer). Nhờ vậy, công cuộc mở mang bờ cõi về phương Nam của các chúa diễn ra một cách tốt đẹp nhất. Mặc dù đến khi thống nhất đất nước, để thuận tiện quản lý, triều Nguyễn trở lại khôi phục tư tưởng Nho giáo chính thống nhưng vua Gia Long vẫn có thiện cảm với Phật giáo, cho phép xây dựng, tu bổ nhiều ngôi chùa trên toàn đất nước”, ông Trần Đình Sơn cho biết.

Buổi trò chuyện thu hút rất nhiều người đến tham dự

Buổi trò chuyện thu hút rất nhiều người đến tham dự

Được biết, đây là chủ đề nhân dịp hướng đến kỷ niệm 220 năm (1802-2022) ngày hoàng đế Gia Long thống nhất đất nước, lên ngôi và đặt tên nước là Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày