Cùng chép kinh Pháp cú cầu nguyện bình an

Chép kinh
Chép kinh
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đây là chương trình do chùa An Lạc, TP.Thủ Đức, TP.HCM phát động, với hình thức sẽ chép taybản kinh Pháp cú do Hòa thượng Thích Minh Châu dịch trên bất kỳ loại giấy nào.

Đại đức Thích Thiện Tuệ, trụ trì chùa An Lạc cho biết, chương trình nhằm tạo duyên lành để Phật tử có cơ hội đọc lại lời Phật dạy.

Kinh Pháp Cú chep tay của Phật tử gửi về chùa An Lạc

Kinh Pháp Cú chep tay của Phật tử gửi về chùa An Lạc

“Khi chép kinh, lúc đó tay chúng ta đang viết, mắt đang nhìn, tâm đang gửi vào lời kinh, thì ít nhất lúc đó thân, khẩu, ý không hiện diện điều bất thiện. Chính sự tôn kính Pháp, hoan hỷ với việc chép kinh thì phước báu sanh ngay những sát-na tâm thiện lành, thanh tịnh”, Đại đức trụ trì nói với Giác Ngộ online.

Theo Đại đức, người nhiệt tâm hướng về đạo pháp có thể thâu hoạch một niềm vui tinh thần vượt lên cao hơn tất cả những hạnh phúc trên thế gian.

Theo đó, thời hạn chép không quy định và số lượng chép không giới hạn. Sau khi chép xong, bạn đọc gửi trực tiếp tại chùa An Lạc, địa chỉ: 1000 Phạm Văn Đồng, phường Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM hoặc gửi qua đường Bưu điện (kèm theo tên, pháp danh và số điện thoại)

“Sau khi số lượng gởi về chùa tập trung lại, khoảng 2-3 ngàn quyển chép tay, chùa sẽ thông báo để Phật tử có cơ hội về cùng tụng một thời kinh Pháp cú cũng như nghe pháp về công đức chép kinh. Sau đó sẽ tịnh hóa hoặc tập trung để vào tủ kinh”, Đại đức Thích Thiện Tuệ cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Phân ban Ni giới TP.Hà Nội tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển

Hà Nội: Tọa đàm khoa học Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển

GNO - Trong khuôn khổ Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Ni tiền bối hữu công, chiều 2-4, Phân ban Ni giới TP.Hà Nội tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển, tại tổ đình Tây Thiên - Trung Hậu (xã Tiền Phong, H.Mê Linh).
Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực là vị Thầy lãnh đạo gắn bó và gần gũi, vững chãi và điềm tĩnh, uy nghiêm để lại những dấu ấn tâm linh sâu đậm trong tâm thức người có duyên thân cận, tiếp xúc - Ảnh tư liệu của cư sĩ Tâm Tưởng Nguyễn Thường

Hòa thượng Thích Chánh Trực: Vị lãnh đạo luôn vững chãi, trí tuệ giữa mọi biến động

GNO - Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Trưởng lão Hòa thượng Chánh Trực viên tịch, cư sĩ Tâm Tưởng Nguyễn Thường, một trong những người đã gắn bó với Hòa thượng từ năm 1966, Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị lúc mới thành lập, đã có những chia sẻ xúc động về một bậc Thầy, nhà lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ.

Thông tin hàng ngày