Cung kính - nền tảng của sự tiến tu

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sự tu hành là một lộ trình đầy chông gai, chướng ngại. Có những chướng ngại do nghiệp lực sâu dày, không vượt thắng tham sân là điều dễ thấy. Có những chướng ngại sâu kín hơn, đó là tâm ngã mạn, thấy mình hơn người, bất kính với bạn đồng tu và các bậc trưởng thượng.

Không cung kính với những người tu sai cũng là điều dễ hiểu. Khi có người tu khác với pháp của mình liền không phục, họ đã tu sai mới là căn bệnh trầm kha. Si mê mà nghĩ là sáng suốt, ngã mạn ngút trời mà nghĩ là tu đúng. Những cái thấy thiên lệch (biên kiến), thấy sai với sự thật (tà kiến), bảo thủ sự thấy biết của mình là nhất (kiến thủ), biết một mà chẳng biết hai là những si ám nặng nề. Nếu không kịp thời hóa giải để chấp nhận và dung thông trước vô vàn sai biệt thì đường tu bị trở ngại.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Hãy sống cung kính. Hãy thường buộc tâm. Hãy thường cẩn thận sợ hãi. Hãy phục tùng các bậc tu phạm hạnh thượng, trung, hạ tọa. Vì sao?

- Vì nếu có Tỳ-kheo sống không cung kính, không buộc tâm, không cẩn thận sợ hãi, không phục tùng các vị tu phạm hạnh thượng, trung, hạ tọa khác mà muốn được đầy đủ các oai nghi, thì không hề có trường hợp đó. Vì nếu không đầy đủ oai nghi mà muốn học pháp viên mãn, thì không hề có trường hợp đó. Nếu học pháp không viên mãn mà muốn có giới thân, định thân, giải thoát thân, giải thoát tri kiến thân đầy đủ, thì cũng không hề có trường hợp đó. Nếu giải thoát tri kiến thân không đầy đủ mà muốn được Vô dư Niết-bàn, cũng không hề có trường hợp đó.

- Như vậy, Tỳ-kheo cần phải cung kính, buộc tâm, cẩn thận sợ hãi, theo đức lực các vị tu phạm hạnh thượng, trung, hạ tọa khác thì oai nghi đầy đủ, điều này có thể xảy ra. Nếu oai nghi đã đầy đủ thì việc học pháp sẽ đầy đủ, việc này có thể xảy ra. Nếu học pháp đã đầy đủ rồi thì giới thân, định thân, tuệ thân, giải thoát thân, giải thoát tri kiến thân đầy đủ, việc này có thể xảy ra. Nếu giải thoát tri kiến thân đã đầy đủ rồi thì được Vô dư Niết-bàn, việc này có thể xảy ra.

- Cho nên, Tỳ-kheo cần phải cung kính, buộc tâm, cẩn thận sợ hãi, theo đức lực các vị tu phạm hạnh thượng, trung, hạ tọa khác thì oai nghi được đầy đủ,… cho đến được Vô dư Niết-bàn, cần phải học như vậy.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.

(Kinh Tạp A-hàm, quyển 47, kinh 1242. Sống cung kính)

Thế Tôn đã chỉ dạy rõ ràng: Cung kính, buộc tâm, sợ hãi, phục tùng các bậc phạm hạnh là nền tảng của sự tiến tu. Đây cũng chính là sơ tâm, tâm trong sáng tinh khôi ban đầu khi bước vào đạo. Trên bước đường tu, không dễ dàng để gìn giữ và duy trì được tâm này. Nguyên nhân thì có nhiều, không phải những người xung quanh không tốt mà chính sự ngã mạn xâm chiếm. Nếu vụng tu, càng ở lâu trong đạo thì ngã mạn càng có cơ hội tăng thêm.

Cho nên, chỉ cần quan sát lời nói và hành vi của một người qua lăng kính ngã mạn sẽ biết người đó tu hành tới đâu. Người mà đề cập đến ai cũng chê, thường nói lỗi người, bất kính bất phục thì đường tu của họ có vấn đề. Người này, Thế Tôn xác định, oai nghi khiếm khuyết, học pháp chẳng được là bao, giới định tuệ chưa thành tựu. Trong nhà đạo, càng chê người thì tự bộc lộ sự kém cỏi của mình.

Thế nên, cung kính, buộc tâm, sợ hãi, phục tùng các bậc phạm hạnh cần được duy trì trên đường tu, dù tu cao đến mức nào, để lợi ích cho mình và làm gương sáng cho người.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày