Đặc sắc giai phẩm Liễu Quán số 22: Chuyên đề Di sản Phật giáo Quảng Ngãi

Bìa ấn phẩm Liễu Quán số 22 - Mỹ thuật: Mai Quế Vũ
Bìa ấn phẩm Liễu Quán số 22 - Mỹ thuật: Mai Quế Vũ
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Liễu Quán - ấn phẩm đã trở thành quen thuộc với giới nghiên cứu văn hóa Phật giáo và dân tộc, trong số 22 phát hành trước thềm xuân Tân Sửu có sự cộng tác của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, Cao Huy Thuần, Nguyễn Tường Bách...

Từ vùng đất Chiêm Động - Cổ Lũy của Chăm-pa đến Tư Nghĩa của Đại Việt rồi danh xưng Quảng Ngãi hôm nay, vùng đất này tối thiểu đã có hơn 6 thế kỷ quy tập bao thế hệ người Việt từ miền quê Bắc Bộ vào sinh sống, và theo đó, những lưu dấu về văn hóa, lịch sử cùng tín ngưỡng truyền thống của người Việt, đặc biệt là Phật giáo, đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trên mảnh đất này.

Quảng Ngãi với các cửa biển lớn và giao thông thuận lợi, trong quá khứ vùng đất này không chỉ là nơi trác tích hoằng đạo của bao lớp tăng nhân từ quê hương phía Bắc, mà còn chào đón nhiều vị cao tăng “hàng hải đông lai” dừng chân du hóa. Sự xuất hiện của nhiều ngôi cổ tự, nhiều thiền phái truyền thừa, các đại tòng lâm, đặc biệt là đại tòng lâm Vạn Phước ở Châu Me, Bình Sơn cùng nhiều ngôi cổ tự khác, với bề dày lịch sử đáng kính trong việc san khắc mộc bản kinh Phật, in ấn kinh điển lưu thông, chú tạo chuông tượng pháp khí... mà cho đến hôm nay vẫn còn được lưu giữ,... đã minh chứng cho sự dày dặn về một dòng chảy lịch sử Phật giáo trên mảnh đất này.

Nội dung chính của ấn phẩm Liễu Quán số 22

Nội dung chính của ấn phẩm Liễu Quán số 22

Đó là nhân duyên được Ban Biên soạn cho biết về chuyên đề “Di sản Phật giáo Quảng Ngãi” trên giai phẩm phẩm Liễu Quán xuân Tân Sửu được phát hành vào ngày 31-1-2021 vừa qua, với kỳ vọng “chỉ là bước khởi đầu của hành trình lâu dài trong việc tiếp cận và tìm hiểu về miền di sản ấy”.

Bên cạnh chuyên đề trên, Liễu Quán - ấn phẩm đã trở thành quen thuộc với giới nghiên cứu văn hóa Phật giáo và dân tộc, trong số 22 phát hành trước thềm xuân Tân Sửu này, trên các chuyên mục thường kỳ còn có sự cộng tác bài vở của nhiều tác giả uy tín ở trong và ngoài nước khác: Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, Thích Không Nhiên, Thích Đồng Dưỡng, Thích Như Tịnh, Cao Huy Thuần, Nguyễn Tường Bách, Thái Kim Lan, Phan Đăng, Nguyễn Phố, Nguyễn Duy Tờ, Nguyễn Thị Thanh Thảo…

Liễu Quán phát hành tại Nhà sách Hà Nội (TP.HCM); Trung tâm Văn hóa Liễu Quán Huế (15A Lê Lợi, TP.Huế); Phòng Phát hành số 73 Phố Quán Sứ (Hà Nội).

Ấn phẩm Liễu Quán đã trở thành quen thuộc với giới nghiên cứu

Ấn phẩm Liễu Quán đã trở thành quen thuộc với giới nghiên cứu

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày