Đại đức Thích Chấn Đạo bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về văn học Phật giáo Thuận Quảng

Đại đức Thích Chấn Đạo bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII: Diện mạo và đặc điểm”
Đại đức Thích Chấn Đạo bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII: Diện mạo và đặc điểm”
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều 10-11, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại đức Thích Chấn Đạo đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài “Văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII: Diện mạo và đặc điểm ”.

Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Quốc gia do GS.TS.Trần Nho Thìn làm Chủ tịch. Đề tài được sự hướng dẫn khoa học của GS.TS.Trần Ngọc Vương.

Sau gần 4 tiếng làm việc, Hội đồng đánh giá cao luận án của NCS.Phan Thạnh (Đại đức Thích Chấn Đạo) đã khái quát được tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, tôn giáo ở Thuận Quảng biến cố chia cắt ranh giới Đàng Trong, Đàng Ngoài. Chính quyền chúa Nguyễn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển và ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo vùng Thuận Quảng.

Đại đức Thích Chấn Đạo bảo vệ luận án

Đại đức Thích Chấn Đạo bảo vệ luận án

Luận án đã mô tả diện mạo văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII ở các phương diện: lực lượng sáng tác, hệ thống thể loại, hệ thống ngôn ngữ và hệ thống chủ đề đề tài.

Tác giả luận án cũng đặt trên nền tảng so sánh với văn học Đàng Ngoài, văn học phía Nam ở phương diện đồng đại; so sánh với văn học Thuận Quảng ở phương diện lịch đại, luận án đã trình bày các đặc điểm đặc biệt của văn học Phật giáo Thuận Quảng thế kỷ XVII - XVIII ở mặt nội dung tư tưởng và hình thức thể loại như: sự tiếp biến cùng với vai trò trung chuyển của văn học Phật giáo Thuận Quảng, dung hợp các hệ tư tưởng, quan niệm thi học, thiền học và xu hướng đời sống hóa tác phẩm văn học Phật giáo…

Hội đồng đánh giá luận án

Hội đồng đánh giá luận án

Trên phương diện nghiên cứu địa văn hóa, luận án đã giải thích ảnh hưởng của đời sống văn hóa xã hội đến tác phẩm văn học và ngược lại, góp phần trong việc nhận diện những yếu tố mang tính bản sắc, đặc thù, đặc trưng của văn hóa vùng.

Hội đồng thống nhất thông qua với số phiếu 7/7.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.
Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày