Đến đất Phật có nên cho tiền trẻ em ở đó?

GNO - Các nơi Phật tích ở Ấn Độ và Nepal có quá nhiều trẻ em ăn xin. Các em gặp du khách là tự động xếp thành hàng dài và chạy theo xin tiền. Dù trời rất lạnh nhưng các em vẫn kiên nhẫn xếp hàng, nhìn rất là thương, chỉ có thể nhắm mắt mà bước đi mới không thương, không động tâm từ.

53095673_10213892500329431_1766680757931081728_n.jpg


Đến thăm các em vào một buổi sáng đẹp trời.
Vòng hoa cúc vạn thọ tôi đeo trên cổ là do các em kết tặng

Các em quá đẹp nhưng một phần lỗi do lòng trắc ẩn của chính chúng ta, những du khách, đã khiến sự trong sáng và hồn nhiên của các em bị mất đi theo năm tháng...

Đôi khi chúng ta nghĩ chúng ta làm việc thiện, làm điều tốt nhưng chúng ta sẽ vô tình góp phần làm hỏng cả cuộc đời của những người được nhận mà chúng ta không hề hay biết.

Chính phủ của họ cũng có lời khuyến cáo, thay vì cho các em tiền sẽ khiến cuộc đời các em bế tắc, thì có thể đóng góp cho giáo dục, góp phần nhỏ giúp họ xây lớp học, mua trang thiết bị giáo dục để các em được đến trường, cho các em một tương lai tươi sáng.

52607842_10213892501329456_5185301784393940992_n.jpg


Đầu tư cho giáo dục là cách giúp thiết thực nhất - Ảnh: Ngô Đồng

Đôi vợ chồng thầy giáo ở Kushinagar (nơi Đức Phật nhập Niết-bàn, Ấn Độ) đã đến các Thánh tích hết ngày này qua ngày khác để mong truyền được tâm niệm của họ đến du khách. Cuối cùng cũng có được một ngôi trường nhỏ từ sự đóng góp của nhiều mạnh thường quân khắp nơi, trong đó các Phật tử của Trúc Lâm Phật Thiền của Việt Nam ủng hộ xây dựng được 2 phòng rồi. Thật xúc động phải không?

Mong cho tất cả các em đều sẽ có một tương lai tươi sáng!

Gần nửa tháng lần theo bước chân Phật, tôi nhận thấy nơi đây vừa là thiên đường, cũng vừa là địa ngục ở trần gian.

52980483_10213892502049474_2774290170155892736_n.jpg

53203702_10213892502489485_6609632142269874176_n.jpg
Bạn nhỏ ở Ấn Độ

53274818_10213892503609513_2767462701163610112_n.jpg
Gieo hạt tri thức

Ngô Đồng

Nhật ký cuộc sống

Là những bài viết từ cuộc sống thường nhật của bạn đọc Giác Ngộ với những ghi chép qua “đôi mắt thương” nhìn đời. Khi đọc, bạn chắc chắn sẽ nhặt được điều gì đó cho mình, như một món quà bình an hay tìm thấy chính mình từ câu chuyện. Bạn cũng có thể viết tiếp câu chuyện như vậy trong sự lắng đọng, bình yên để tặng quà cho nhiều người khác.

Với ý niệm đó, trang Tuổi trẻ của báo Giác Ngộ sẽ mở chuyên mục Nhật ký cuộc sống để bạn đọc có đất trải lòng. Bài viết hoan hỷ gửi về: bandocgiacngo@gmail.com. Trân trọng đón chào bài vở của bạn đọc và CTV.

PGTT

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày