Đền Sóc và chùa Non Nước

Pho tượng đồng khổng lồ ở chùa Non Nước Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 40 Km về phía Tây Bắc là Sóc Sơn – vùng đất nổi tiếng với huyền thoại Thánh Gióng và cảnh đẹp núi non. Sóc Sơn nằm trong hệ thống mạch núi Tam Đảo chạy xuống, gồm nhiều ngọn nằm trên hai huyện Mê Linh và Sóc Sơn tạo thành ranh giới thiên nhiên giữa Hà Nội với các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Thái.

Đền Sóc

Ngọn Hàm Lợn còn gọi là núi Chân Chim là ngọn cao nhất: 462m. Đây chính là núi Độc Tôn, nơi lập doanh trại của "quận Hẻo" Nguyễn Danh Phương, người đã nổi dậy chống lại chúa Trịnh trong những năm 1740. Phía Đông núi Hàm Lợn có núi Don cao 327m, phía bắc có núi Thanh Lanh (427m), núi Bà Tượng (334m) ở xã Ngọc Thanh, giáp Vĩnh Phúc và núi Lục Dinh (294m). Ngoàui ra còn có các ngọn Bàn Cờ, Cao Tung, Mũi Cày, Trảm Tướng...

Núi Sóc Sơn cao 308m, còn gọi là núi Mã, núi Đền, núi Vệ Linh, nay thuộc xã Phù Linh, cách huyện lỵ Sóc Sơn 4km về phía Tây. Hình thế đẹp, nhiều cây thông, cảnh quan thanh nhã. Tương truyền đây là chỗ Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.

ssnonnuoc-1.gif

Trước khi lên thăm các di tích trên ngọn núi này, du khách hãy ghé thăm các di tích ở chân núi bao gồm đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi và đền Thượng (Đền Sóc) được bố trí rất gần nhau. Tâm điểm của tập hợp các di tích này là Đền Sóc, nơi thờ đức Thánh Gióng với quy mô đồ sộ, kiến trúc theo kiểu chuôi vồ. Bên ngoài ngôi đền gồm 5 gian hai chái, phía trong là hậu cung, ngôi đền có cách bài trí sắp xếp mang đậm dấu ấn văn hóa Việt, tạo ra sự linh thiêng nơi thờ cũng thần linh.

ssnonnuoc-3.gif

Đền Sóc được xây dựng từ thời Tiền Lê vào khoảng năm 980, đến nay đã trải qua 13 lần trùng tu nhưng vẫn giữ được kiểu dáng kiến trúc, quy mô và vị trí của các công trình. Ngôi đền tọa lạc trên một vùng đất rộng rãi có khung cảnh tuyệt đẹp giữa mênh mông cây cối và một vùng không gian thoáng đãng. Đặt chân vào đền, du khách sẽ cảm nhận được không khí tĩnh mịch, linh thiêng chốn thâm nghiêm. Tại ngôi đền này vào ngày mồng 6 tháng Giêng hàng năm, nhân dân trong vùng lại tưng bừng tổ chức lễ hội ba ngày tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng

Ngay trên Đền Sóc là chùa Non Nước. Nơi đây có pho tượng Phật Tổ bằng đồng cao 6,5 mét đúc liền khối nặng 30 tấn, lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2001 bức tượng Phật khổng lồ này được rước lên đặt chính giữa nền chùa Non Nước ở độ cao 110 mét so với chân núi. Chùa được xây dựng trên nền đất chùa cũ từ thời Tiền Lê, theo kiểu kiến trúc chùa cổ 7 gian 2 trái, trang trí những hoạ tiết hoa văn cũng theo nguyên mẫu của thời Tiền Lê.

ssnonnuoc--2.gif

Theo thuyết phong thuỷ, chùa Non Nước được dựng trên thế long chầu hổ phục. Bức tượng Phật Tổ và chùa Non Nước được đặt trong thế vòng cung, Đức Phật ngự trên ngai tựa lưng vào núi, có 9 ngọn núi lớn nhỏ chầu vào: Núi Đồng Sóc, núi Đá Đen (trên núi có đến hàng trăm phiến đá lớn nhỏ giống như từng đàn trâu, voi năm phủ phục), núi Voi Phục, núi Mũi Cày, núi Vẩy Rồng, núi Đá Chồng (theo truyền thuyết Thánh Gióng sau khi dẹp giặc xong cởi áo giáp bái biệt quê mẹ bay về trời, tấm áo giáp đã hoá thạch tạo thành những tảng đá lớn nhỏ lớp lớp chồng lên nhau), dự kiến tượng đài Thánh Gióng sẽ được dựng lên trên đỉnh ngọn núi này với độ cao 297 mét so với chân núi.

ssnonuoc-4.gif

Chùa Non Nước vốn có tên Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự. Chùa nằm chính giữa hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai. Sách Thiền Uyển Tập Anh và sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết thiền sư đầu tiên trụ trì ngôi chùa này là Ngô Chân Lưu (933-1011). Năm 971, Ngài được vua Đinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Đại sư và là vị Quốc sư đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam. Ngài đã từng phù trợ cho Tam triều: Đinh – Tiền Lê - Lý và cùng với Thiền sư Vạn Hạnh phù trợ đắc lực đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, mở đầu triều đại nhà Lý – một triều đại có nền văn hoá phát triển rực rỡ và kinh tế hưng thịnh nhất thời kỳ phong kiến Việt Nam. Trải qua nhiều trăm năm, biến cố thăng trầm của lịch sử và thiên nhiên, tình cờ nền chùa cũ mới được phát hiện trong những năm gần đây và được Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định xây dựng trên nền đất cũ bằng tiền của các tăng ni phất tử và thiện nam tín nữ quyên góp. Chùa nằm trên lưng núi, có khuôn viên tôn nghiêm, phong cảnh hữu tình.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày