Gặp vị sư khất thực, Phật tử phải làm sao cho đúng?

Để nhận diện các vị sư khất thực đúng pháp, cách đơn giản nhất là họ thường im lặng đi theo đoàn, chỉ nhận thực phẩm (không nhận tiền) - Ảnh minh họa
Để nhận diện các vị sư khất thực đúng pháp, cách đơn giản nhất là họ thường im lặng đi theo đoàn, chỉ nhận thực phẩm (không nhận tiền) - Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Là Phật tử, khi ra đường gặp những vị sư ôm bát khất thực, tôi phải làm sao cho đúng?

(SEN BÚP, senbup…@gmail.com)

Bạn Sen Búp thân mến!

Trước hết, cần xác định khất thực là một truyền thống tốt đẹp, là pháp hành cao quý của mười phương chư Phật và của chư vị Tăng Ni. Được cúng dường thực phẩm (hay bốn vật dụng thiết yếu) đến vị Tăng đang ôm bình bát khất thực, sống bằng vật thí thanh tịnh của bá tánh là phước lành của hàng Phật tử.

Ở các nước Phật giáo Nam tông (Nguyên thủy), chư Tăng mỗi ngày đều đi khất thực, Phật tử chuẩn bị sẵn thực phẩm chờ chư Tăng đi qua để dâng cúng. Hoặc Phật tử chuẩn bị thực phẩm mang đến chùa viện sớt bát cúng dường chư Tăng trước giờ thọ trai.

Riêng tại xứ ta, phần lớn theo truyền thống Phật giáo Bắc tông (Đại thừa), chư Tăng Ni không đi khất thực mà nấu ăn tại chùa. Ngoài ra, còn có hệ phái Phật giáo Nam tông và Khất sĩ, chư Tăng vẫn tùy duyên duy trì hạnh tu khất thực. Nói tùy duyên bởi vì không phải chư vị khất thực hàng ngày, phần lớn vẫn nấu ăn tại chùa viện như chư Tăng Phật giáo Bắc tông.

Tuy nhiên do những năm gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều việc giả sư khất thực phi pháp làm tổn hại đến uy danh của Tăng-già nên Giáo hội đã đề nghị tạm ngưng việc khất thực (nếu có thì chỉ khất thực trong khuôn viên chùa viện, hoặc khất thực bên ngoài thì phải đúng pháp và có cả Tăng đoàn của chùa viện ấy).

Để nhận diện các vị sư khất thực đúng pháp, cách đơn giản nhất là họ thường im lặng đi theo đoàn, chỉ nhận thực phẩm (không nhận tiền), y bát đầy đủ, oai nghi tề chỉnh, về chùa trước 12 giờ trưa. Những vị đi khất thực mà thiên về nhận tiền, đứng hoài một chỗ, y phục nhếch nhác thì chắc chắn họ là giả sư.

Là một Phật tử, khi thấy một hay nhiều vị sư ôm bát khất thực, nếu có học giáo pháp thì dễ dàng nhận ra các vị sư ấy đang khất thực đúng pháp hay không và những vị nào là giả sư khất thực.

Trong trường hợp chưa biết rõ họ có giả sư hay không thì chúng ta cần giữ tâm cung kính bình đẳng với người mang hình tướng “đầu tròn, áo vuông”. Tuy nhiên, muốn cúng dường hay giúp đỡ họ cần phải cân nhắc vì hiện tại hầu hết họ là giả sư. Có thể bố thí cho các vị ấy đồ ăn thức uống nhưng tuyệt đối không được cúng tiền. Vì cúng tiền cho những vị đi khất thực là không đúng pháp, mặt khác là tiếp tay cho nạn giả sư hoành hành, lợi dụng sự kính tín của Phật tử để tư lợi và làm tổn hại Chánh pháp.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày